Ngành gỗ cần chính sách hỗ trợ

ĐỖ HUYỀN 27/03/2022 04:00

Các doanh nghiệp kiến nghị nhà nước cần hỗ trợ về nguồn vốn để đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất, đào tạo lao động và nguồn nguyên liệu rừng trồng trong nước…

>>Ngành gỗ xuất khẩu kỷ lục, do đâu?

Tăng trưởng ấn tượng

10 năm qua, ngành gỗ tăng trưởng rất tốt với 2 con số. Năm 2021, dù bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, ngành chế biến gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu cả nước đạt hơn 15,8 tỷ USD, tăng 20% so với năm trước. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu xuất khẩu 25 tỷ USD vào năm 2030, cần có cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho ngành gỗ phát triển hơn nữa trong tình hình mới.

Năm 2021, dù bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, ngành chế biến gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu cả nước đạt hơn 15,8 tỷ USD, tăng 20% so với năm trước.

Năm 2021, dù bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, ngành chế biến gỗ và các sản phẩm gỗ xuất khẩu cả nước đạt hơn 15,8 tỷ USD, tăng 20% so với năm trước.

Theo đánh giá của các chuyên gia hiện nay, sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành và năng lực sản xuất, kiểm soát chất lượng của các doanh nghiệp nhỏ còn nhiều hạn chế. Chi phí gỗ nhập khẩu và chi phí hàng hóa xuất khẩu làm tăng giá thành, giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hiện nay, nguyên liệu gỗ trong nước mới đáp ứng được hơn 70% nhu cầu sản xuất, trong khi diện tích rừng trồng đạt chứng chỉ rất thấp. Các địa phương nên dành diện tích đất trồng rừng nhiều hơn, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước. Còn nguồn cung gỗ hợp pháp từ nước ngoài chưa kiểm soát được nên có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro.

Với những hạn chế đó, các doanh nghiệp kiến nghị nhà nước cần hỗ trợ về nguồn vốn để doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất, đào tạo lao động và nguồn nguyên liệu rừng trồng trong nước.

Nói như PGS TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ còn ít, thiết kế mẫu mã còn yếu, các chính sách khuyến khích chưa đủ mạnh để doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển.

“Ngành gỗ lâu nay chưa được đầu tư nhiều. Nếu như Chính phủ quan tâm hơn sẽ tạo sức đẩy cho ngành này phát triển mạnh hơn nữa và đây cũng chính là vấn đề cần xem xét. Hiện trình độ công nhân ngành gỗ còn thấp, hệ thống công nghiệp hỗ trợ cho ngành gỗ rất yếu. Chúng ta làm sao để có hệ thống chính sách hỗ trợ, cơ chế khuyến khích để ngành gỗ phát triển, đi vào quỹ đạo, hiện đại và phù hợp hơn trong tình hình mới”, PGS TS Trần Đình Thiên chỉ rõ.

Đồng bộ các giải pháp

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Quản lý sản xuất lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng, những thành tựu mà ngành gỗ và nội thất Việt Nam đạt được trong những năm gần đây là rất đáng khích lệ.

Nhờ cải tiến công nghệ sản xuất và tận dụng tốt các cơ hội thị trường, ngành gỗ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh.

Nhờ cải tiến công nghệ sản xuất và tận dụng tốt các cơ hội thị trường, ngành gỗ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh.

Song cũng phải nhìn nhận thực tế rằng, ngành vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Cụ thể, trong tổng số hơn nửa triệu lao động đang làm việc trong ngành chế biến gỗ và nội thất, chỉ có 55% lao động động lành nghề, còn lại đều là lao động phổ thông chưa được đào tạo và chưa có kinh nghiệm.
Chất lượng nguyên liệu gỗ rừng trồng chưa được cải thiện, trong khi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản… ngày càng kiểm soát chặt chẽ  nguồn gốc xuất xứ gỗ.

Bên cạnh đó, tăng trưởng nhanh cũng khiến các doanh nghiệp trong nước đối mặt với sức ép cạnh tranh, các nguy cơ gian lận thương mại, nguồn gốc xuất xứ dễ dẫn đến bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo ông Diện, để ngành gỗ phát triển bền vững cần thực hiện đồng bộ các giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ, vốn, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết trồng rừng và phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu rừng trồng sẽ tạo ra nguồn gỗ có chứng nhận; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tự động hoá trong chế biến sản phẩm gỗ và phụ phẩm gỗ nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên liệu.

>>KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp ngành gỗ đề xuất bỏ "ba tại chỗ"

>>Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp: Đề xuất đưa nguyên liệu ngành gỗ vào "luồng xanh"

Song song đó, có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực dài hạn, có trình độ chuyên môn và năng suất cho ngành chế biến gỗ và sản phẩm nội thất.

Các chuyên gia cũng cho rằng, ngành chế biến gỗ và nội thất Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển, nâng cao kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng trong tổng giá trị tiêu dùng đồ gỗ, nội thất toàn cầu. Song để khai thác hiệu quả các tiềm năng đó, ngành phải nhanh chóng nâng cấp, cải tiến từng khâu và đẩy mạnh liên kết các mắt xích trong chuỗi cung ứng.

Đồng thời, đầu tư đúng mức cho các hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp ngành gỗ lo "kìm chân" vì phụ thuộc nguyên liệu

    04:19, 01/03/2022

  • Doanh nhân Hà Thị Vân Giang: “Bông hồng vàng” ngành gỗ

    06:00, 31/12/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp ngành gỗ đề xuất bỏ "ba tại chỗ"

    05:01, 26/09/2021

  • Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp: Đề xuất đưa nguyên liệu ngành gỗ vào "luồng xanh"

    13:25, 08/08/2021

ĐỖ HUYỀN