Tăng trần giá vé máy bay không ảnh hưởng lạm phát

ĐỖ HUYỀN 14/04/2022 19:48

Ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không cho biết đã tính toán mức trần để bảo vệ quyền lợi của hành khách và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

>> Đề xuất bỏ trần giá vé máy bay: Quy luật thị trường hay cơ hội “phá giá”?

Cục trưởng Hàng không Đinh Việt Thắng cho biết, đề xuất tăng trần giá vé máy bay mới đây không liên quan dịp cao điểm đi lại 30/4-1/5 tới.

Việc đề xuất là do giá nhiên liệu tăng cao, nhiên liệu Jet A1 đã tăng 130 USD mỗi thùng, gần gấp đôi năm ngoái, nên việc tăng giá trần vé máy bay là để tháo gỡ một phần khó khăn cho các hãng hàng không Việt Nam đã chịu lỗ lớn. Hiện nay nhiều hãng hàng không trên thế giới, cả các hãng bay đến Việt Nam như Singapore Airlines, Malaysia Airlines cũng đã áp dụng phụ phí xăng dầu với chuyến bay quốc tế vì giá nhiên liệu tăng.

Cục Hàng không đề xuất bỏ trần giá vé máy bay với các đường bay có sự cạnh tranh của từ ba hãng trở lên.

Cục Hàng không đề xuất bỏ trần giá vé máy bay với các đường bay có sự cạnh tranh của từ ba hãng trở lên.

Ông Thắng cho rằng, mức giá được đề xuất không tăng nhiều so với giá trần hiện nay (tăng bình quân 3,7%), tương đương mức trần đã áp dụng vào năm 2015. Cục đã tính toán giá trần để bảo vệ quyền lợi của hành khách và đảm bảo chính sách vĩ mô của nhà nước trong vấn đề chống lạm phát, tăng giá.

Trả lời khả năng các hãng bay tăng giá mạnh trong dịp cao điểm 30/4-1/5 tới, ông Đinh Việt Thắng cho rằng, trong dịp cao điểm, giá vé bình quân không thể đạt vé trần, chỉ đạt 60% con số này.

"Các hãng bay có nhiều dải giá vé, không hãng nào chỉ bán loại vé theo giá trần. Do đó, để tiếp cận giá hợp lý thì hành khách nên mua vé sớm còn nếu quyết định mua vào sát ngày đi, giá vé rất cao", ông Thắng nói.

Theo khảo sát, các chặng bay Hà Nội - Côn Đảo, Phú Quốc có giá vé phổ thông cao nhất khoảng 3,4 triệu đồng một lượt cho ngày 29/4-2/5 (tương đương 8,1 triệu đồng một cặp khứ hồi cả thuế, phí). Mức giá này đang thấp hơn giá vé trần hiện nay là 3,75 triệu đồng.

Cục Hàng không Việt Nam mới đây đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh mức giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa.

Về lo ngại việc “nới” giá trần sẽ tạo điều kiện cho các hãng hàng không tăng giá vé trong dịp cao điểm 30/4-1/5 tới đây, Cục trưởng Hàng không cho rằng, trong dịp cao điểm, giá vé bình quân không thể đạt mức trần, chỉ đạt 60% con số này. Các hãng bay có nhiều dải giá vé, không hãng nào chỉ bán loại vé theo giá trần. Vì thế để tiếp cận giá hợp lý thì hành khách nên mua vé sớm còn nếu quyết định mua vào sát ngày đi, giá vé rất cao.

>>Đề xuất tạm thời chưa tăng trần giá vé máy bay

Theo kiến nghị của Cục Hàng không với Bộ GTVT về việc điều chỉnh mức giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa mới đây, giá vé bay có mức tăng từ 2,2 đến 6,6% tùy theo các chặng bay.

Cụ thể, đối với cự ly từ 500 đến 850km, giá trần hiện là 2,2 triệu thì mức đề xuất mới là 2,25 triệu đồng (tăng 2,2%); cự ly từ 850 đến 1.000km, giá hiện 2,79 triệu, mức đề xuất tăng 2,89 triệu (tăng 3,5%); cự ly từ 1.000 đến 1.280km, giá trần hiện là 3,2 triệu, mức đề xuất là 3,4 triệu (tăng 6,2%); cự ly từ 1.280km trở lên giá trần hiện 3,75 triệu, mức đề xuất tăng lên 4 triệu đồng (tăng 6,6%).

Hiện nay giá trần vé máy bay được áp dụng từ năm 2015. Tháng 9/2015, khi giá nhiên liệu Jet A1 khu vực châu Á giảm, Cục Hàng không Việt Nam đã điều chỉnh giảm trần giá vé máy bay khoảng 3,5%.

Ông Thắng cho biết, dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4-1/5, lượng hành khách đi đường hàng không dự kiến tăng 25-30% so với ngày thường, đạt khoảng 90-95% cùng kỳ năm trước.  Các hãng bay đã dự kiến bố trí gần 1.000 chuyến bay trong dịp cao điểm này. Cục cũng theo dõi hàng ngày việc mua bán vé, các hãng sẽ đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu của hành khách.

Có thể bạn quan tâm

  • Đề xuất bỏ trần giá vé máy bay: Quy luật thị trường hay cơ hội “phá giá”?

    04:05, 17/05/2021

  • Giữ trần giá vé máy bay, Victoria's Secret lao dốc

    06:28, 22/05/2020

ĐỖ HUYỀN