OCOP thích ứng tình hình mới qua thương mại điện tử

NGUYỄN VIỆT 29/04/2022 11:21

Việc phân phối tiêu thụ hàng hóa qua các kênh Thương mại điện tử là giải pháp mới và hiệu quả để đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm OCOP của địa phương.

>>28/04-03/05: Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2022

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương nhấn mạnh tại “Hội nghị kết nối, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thương mại - dịch vụ tham gia hoạt động Thương mại điện tử tại Quảng Ninh”, ngày 29/4.

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương.

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương.

Từ đầu năm 2020 đại dịch COVID-19 đã bùng nổ và diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu và tại Việt Nam. Nhiều địa phương đã gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa, kéo theo tình trạng đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối, xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam.

Theo ông Đặng Hoàng Hải, trong bối cảnh đó, thị trường đòi hỏi cần có sự thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Và từ đó, hình thức mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến ngay với cả các sản phẩm như nông sản, thực phẩm chế biến...

“Việc phân phối tiêu thụ hàng hóa qua các kênh Thương mại điện tử được xem là một trong những giải pháp mới và hiệu quả trong việc đẩy mạnh tiêu thụ nông đặc sản của địa phương hay các sản phẩm OCOP của địa phương”, ông Hải nói.

Ông Đặng Hoàng Hải đánh giá, đóng góp của các đại diện đến từ các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam như Tiki, Lazada,Voso, Postmart cùng các đối tác như VPBank, Visa hay Icheck… đã hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp địa phương giúp phân phối sản phẩm trên sàn cũng như các giải pháp hỗ trợ tài chính số, hướng đến mục tiêu chuyển đổi số.

Phát triển công nghệ và thúc đẩy phân phối sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ có cơ hội khai thác tốt các chính sách hỗ trợ của Bộ Công Thương, của các sàn thương mại điện tử, các đơn vị vận chuyển cũng như các đối tác trung gian thanh toán...

Bà Nguyễn Thị Hiền, Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh cho biết, để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch phát triển thương mại điện tử với nhiều giải pháp đề ra.

Đặc biệt, để thích ứng tốt với xu hướng và thời đại, tạo được môi trường kinh doanh trực tuyến lành mạnh, thuận lợi, từng bước đưa hoạt động thương mại điện tử của tỉnh hội nhập với trong nước và quốc tế, trong năm 2022, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cập nhật, nâng cấp Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Quảng Ninh trên internet thành Sàn thương mại điện tử OCOP Quảng Ninh.

Bên cạnh việc hỗ trợ các thương nhân, tổ chức, cá nhân giới thiệu, mua bán sản phẩm OCOP Quảng Ninh trên Sàn, Sàn thương mại điện tử OCOP Quảng Ninh cũng là kênh cung cấp sản phẩm OCOP chính hãng cho khách hàng.

Tại Hội nghị, đại diện sàn thương mại điện tử Lazada đã chia sẻ về các gói hỗ trợ cũng như nhiều phần thưởng hấp dẫn dành cho nhà bán hàng mới, như các khóa huấn luyện kỹ năng kinh doanh trực tuyến, miễn phí hỗ trợ chuyên biệt 90 ngày đầu, miễn phí đăng tải sản phẩm, miễn phí trang trí gian hàng và miễn phí tham gia chương trình Free Ship Max... hay cơ hội giành giải thưởng 100 triệu tiền mặt, máy tính Macbook Air...

“Trong thời gian tới, Lazada sẽ tiếp tục hợp tác tích cực cùng các cơ quan, ban ngành, địa phương và các Hiệp hội nhằm hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số và kinh doanh online thành công. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động khuyến khích tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua các chương trình tôn vinh hàng Việt như “Thương hiệu Việt của năm”, “Yêu Việt Nam, dùng hàng Việt Nam”, “Người Việt tự hào dùng hàng Việt” với các mã khuyến mại giảm giá hấp dẫn và các chương trình khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt.” đại diện Lazada khẳng định.

>>Trở lực với OCOP Quảng Nam

Việc phân phối tiêu thụ hàng hóa qua các kênh Thương mại điện tử được xem là một trong những giải pháp mới và hiệu quả trong việc đẩy mạnh tiêu thụ nông đặc sản của địa phương hay các sản phẩm OCOP của địa phương.

Việc phân phối tiêu thụ hàng hóa qua các kênh Thương mại điện tử được xem là một trong những giải pháp mới và hiệu quả trong việc đẩy mạnh tiêu thụ nông đặc sản của địa phương hay các sản phẩm OCOP của địa phương.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ sản xuất, triển khai thực hiện Truy xuất sản phẩm nông sản, tại Hội nghị, Phó tổng giám đốc công ty Cổ phần iCheck Nguyễn Văn Chính cho biết, Công ty đã nghiên cứu và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc chuẩn Quốc gia trong vòng hơn 5 năm.

Với hệ thống này, doanh nghiệp có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm thông qua hệ thống giám sát chặt chẽ. Nông sản được dán tem truy xuất nguồn gốc sẽ dễ dàng đạt điều kiện đầu vào các chuỗi siêu thị, sàn thương mại điện tử và nâng cao giá trị nhờ chứng minh được chất lượng khác biệt.

“Đến nay chúng tôi tự hào đã đồng hành và hỗ trợ nhiều tỉnh thành triển khai Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo chuẩn Quốc gia và chuẩn GS1 TRACE.ICHECK.VN cho nhiều tỉnh thành trên cả nước như tỉnh Hà Giang, Hà Tĩnh, Yên Bái, Hậu Giang, huyện Hiệp Hòa-Bắc Giang” ông Chính chia sẻ.

Giới thiệu về giải pháp hỗ trợ tài chính số và chuyển đổi số cho các doanh nghiệp Việt, ông Đào Gia Hưng - Phó giám đốc khối SMEsNgân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) cho biết, đồng hành cùng OCOP Quảng Ninh lần này, ngân hàng đã tung ra các gói giải pháp tài chính đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp thương mại điện tử toàn phần.

Theo đó, cổng thanh toán trực tuyến Simplify/EcomPay được đánh giá cao về sự phù hợp và tiện ích giúp doanh nghiệp số hóa nền tảng website hòa mình vào dòng chảy thương mại điện tử. Với Simplify/Ecompay, doanh  nghiệp có thể thiết lập website bán hàng cơ bản hoàn toàn miễn phí, đạt tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS và cho phép khách hàng thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ ngay tại thời điểm mua hàng.

Bên cạnh đó, VPBank đột phá với giải pháp cấp vốn thế chấp & tín chấp ưu đãi lãi suất giảm đến 4% đặc thù dành riêng doanh nghiệp tham gia tại sự kiện. Giải pháp được may đo phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ khi áp dụng linh hoạt tài sản thế chấp; tối giản hồ sơ chứng từ và số hóa quy trình giải ngân. 

Có thể bạn quan tâm

  • 28/04-03/05: Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2022

    13:24, 27/04/2022

  • Trở lực với OCOP Quảng Nam

    13:12, 13/04/2022

  • Hải Phòng: Triển lãm gốm “đặc biệt” của những sản phẩm OCOP

    22:43, 11/02/2022

  • Hải Dương: 53 sản phẩm được xếp hạng OCOP

    02:19, 12/01/2022

  • Hải Dương: OCOP giúp doanh nghiệp nâng tầm thương hiệu sản phẩm

    02:40, 02/01/2022

  • Quảng Ninh: Tiếp sức hiệu quả doanh nghiệp OCOP

    00:23, 30/12/2021

  • Hải Dương: Đầu tư, phát triển các sản phẩm OCOP

    17:25, 21/12/2021

NGUYỄN VIỆT