Hóa giải thách thức lạm phát: Giải pháp kiềm chế lạm phát

PGS.TS TÔ TRUNG THÀNH, Đại học Kinh tế Quốc dân 22/05/2022 01:00

Để kiểm soát lạm phát phải xử lý cả 3 hướng: giảm tác động đồng thời của chi phí đẩy; thúc đẩy cung hàng hóa; làm tốt tuyên truyền, tránh tác động tâm lý kỳ vọng.

>>Lạm phát năm 2022 có thể ở mức 4% - 4,5%

 Rủi ro tăng giá trong nền kinh tế vẫn hiện hữu khi xăng dầu, sắt thép... đồng loạt được điều chỉnh tăng trong thời gian gần đây. Ảnh: Ngọc Phương.

Rủi ro tăng giá trong nền kinh tế vẫn hiện hữu khi xăng dầu, sắt thép... đồng loạt được điều chỉnh tăng trong thời gian gần đây. Ảnh: Ngọc Phương.

Lo ngại về rủi ro lạm phát ở Việt Nam gần đây cũng được nhiều tổ chức quốc tế đề cập. Tuy nhiên, tăng trưởng vẫn là mục tiêu cần đạt được nhất. Để giúp nền kinh tế cân bằng, Việt Nam cần thực hiện các chính sách tập trung kích thích tổng cầu trong ngắn hạn để đẩy nền kinh tế quay trở lại mức sản lượng tiềm năng.

Bên cạnh đó, tài khóa là chính sách hỗ trợ quan trọng nhất hiện nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Chính phủ có thể gia tăng hỗ trợ tài khoá ở mức 5-6% GDP trong ít nhất 2-3 năm. Tức là Việt Nam cần theo đuổi chính sách tài khoá nghịch chu kỳ giai đoạn này, chấp nhận bội chi cao để ưu tiên cho tăng trưởng. Song, chính sách này chỉ hợp lý khi chi tiêu đầu tư công hiệu quả.

>>Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2022-2023: Rủi ro tăng trưởng chậm lại, lạm phát gia tăng

Ngược lại, chính sách tiền tệ được nhìn nhận không nên quá tập trung do dư địa không còn nhiều, việc giảm lãi suất khó khăn... Điều cần làm lúc này là Chính phủ chú trọng chuyển hướng dòng vốn tín dụng vào các khu vực sản xuất và nền kinh tế thực, kiểm soát chặt tăng trưởng nóng ở các thị trường tài sản để tránh rủi ro lạm phát.

Ngoài ra, như đại diện Bộ Tài chính cũng đã thông tin, để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, Việt Nam phải tập trung xử lý cùng lúc cả 3 hướng là: Giảm tác động đồng thời của chi phí đẩy; Thúc đẩy cung hàng hóa; Làm tốt tuyên truyền vận động, tránh tác động tâm lý kỳ vọng.

Cụ thể, tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường từng mặt hàng, đặc biệt là các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, tác động lớn đến hàng hóa, từ đó có phương án, giải pháp điều hành phù hợp.

Bên cạnh đó, chúng ta thực hiện thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, để tăng cung hàng hóa trong nước. Làm tốt công tác điều hành thị trường để vận hành cung cầu thông suốt, không bị tắc nghẽn.

Cùng với đó, cần làm tốt thông tin tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp hiểu, chia sẻ; mọi người dân và doanh nghiệp cố gắng tiết kiệm chi phí, từ đó giảm thiểu tác động của giá thế giới tới thị trường trong nước.

Có thể bạn quan tâm

  • FED: Không dừng tăng lãi suất đến khi ổn định lạm phát

    11:00, 18/05/2022

  • Lạm phát năm 2022 có thể ở mức 4% - 4,5%

    03:50, 13/05/2022

  • Chứng khoán Mỹ phản ứng mạnh trước lạm phát cao nhất trong 40 năm

    14:01, 12/05/2022

  • Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2022-2023: Rủi ro tăng trưởng chậm lại, lạm phát gia tăng

    12:00, 12/05/2022

  • Lạm phát Trung Quốc vượt quá kỳ vọng

    00:40, 12/05/2022

  • Siêu thị toàn cầu nỗ lực chống lạm phát

    04:01, 07/05/2022

PGS.TS TÔ TRUNG THÀNH, Đại học Kinh tế Quốc dân