5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 5): Vành đai 3 kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

NGUYỄN VIỆT 31/05/2022 06:30

Vành đai 3 TP. HCM có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng kết nối 4 địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

>>Cơ bản hoàn thành đường Vành đai 3 TP.HCM vào cuối năm 2025

Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. HCM Trần Quang Lâm nhấn mạnh về dự án đường Vành đai 3 TP. HCM.

Giám đốc Sở GTVT TP. HCM Trần Quang Lâm.

Giám đốc Sở GTVT TP. HCM Trần Quang Lâm.

Ông Trần Quang Lâm đánh giá, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế cả nước. Phát triển kinh tế chiếm 45% GDP, cũng như chiếm 43% nộp ngân sách. Nơi đây cũng là đầu mối giao thông rất lớn, kết nối với quốc tế.

Kết nối tất cả đường cao tốc của vùng

Đặc biệt là Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lớn nhất cả nước và hệ thống cảng biển chiếm 1/4 cả nước, trong đó có Cảng Cát Lái là 1 trong 20 cảng lớn nhất thế giới.

Thời gian qua, TP. HCM và các tỉnh cũng hết sức quan tâm đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng. Nhất là khi thực hiện phát triển chiến lược kinh tế-xã hội 10 năm theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc XIII, các tỉnh, thành phố đã triển khai thực hiện.

“Trong quá trình nghiên cứu thì thấy Vành đai 3 là một tuyến đường hết sức quan trọng kết nối tất cả đường cao tốc của vùng, kết nối 4 tuyến cao tốc hướng tâm”, ông Trần Quang Lâm nói.

Vẫn theo ông Trần Quang Lâm, việc triển khai tuyến đường này có ý nghĩa rất to lớn, như giải quyết ùn tắc giao thông vùng nội đô các tỉnh; giúp mở rộng không gian phát triển, kéo dãn mật độ dân cư, đặc biệt là các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Tăng cường kết nối giao thông các tỉnh trong vùng, đặc biệt từ Đông sang Tây; hoàn thành hệ thống cao tốc đi các nước bạn; cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Qua nghiên cứu, chỉ số về hạ tầng đường bộ của chúng ta thấp so với thế giới. Vì vậy, triển khai và đồng bộ hệ thống cao tốc đô thị Vành đai 3 của TP. HCM là hết sức ý nghĩa và quan trọng. Không những giải quyết vấn đề giao thông, kết nối hàng hoá lưu thông, chúng ta còn mở rộng các khu đô thị vệ tinh, mở rộng đồng bộ không gian vùng kinh tế. Từ đó, sẽ đóng góp rất lớn đến phát triển bền vững kinh tế của TP. HCM và các tỉnh trong vùng.

Về dự án Vành đai 3 TP. HCM, tổng mức đầu tư là 35.370 tỷ đồng, dự kiến giải ngân trong giai đoạn 2020-2025 là 81% tức 61.000 tỷ đồng.

Để bảo đảm giải ngân, sau khi có cơ chế đặc thù về chỉ định thầu, linh hoạt vốn, thì theo ông Trần Quang Lâm phải chuẩn bị giải phóng mặt bằng. 

Thứ nhất, về bồi thường, tái định cư phải vào cuộc sớm, rà soát quy hoạch kế hoạch sớm, đo vẽ, thành lập các tổ công tác, triển khai các ban chỉ đạo, cả hệ thống chính trị vào cuộc, dân vận, tuyên truyền triển khai các chính sách nhanh nhất, bảo đảm triển khai đúng tiến độ.

Thứ hai, việc kiểm tra giám sát các khâu và từng công đoạn rất quan trọng.

Thứ ba, dự án Vành đai 3 thành công được hay không là công tác bồi thường và vật liệu.

Với TP. HCM, rút kinh nghiệm trước đây triển khai các dự án lớn, cùng với sự hỗ trợ, chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GTVT, kinh nghiệm triển khai các tuyến cao tốc, TP. HCM và các tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể, cơ chế điều phối chuẩn bị kỹ, chuẩn bị các nguồn vật liệu chất lượng, đủ trữ lượng, tổ chức kiểm tra giám sát từng mỏ, tổ chức thí nghiệm vật liệu trên công trường có tham vấn của chuyên gia, cũng như Bộ GTVT.

“Rất nhiều giải pháp, cách làm phải đổi mới và đồng bộ, với cơ chế đặc thù. Nếu Quốc hội thông qua, chúng tôi tin tưởng bằng sự quyết tâm của các địa phương, sự hỗ trợ từ các bộ ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Quốc hội, tiến độ dự án Vành đai 3 đáp ứng theo kỳ vọng”, ông Trần Quang Lâm bày tỏ.

Tiến độ các địa phương đã báo cáo cơ bản kết thúc năm 2025, năm 2026 hoàn thành toàn bộ, 2027 quyết toán. Như vậy, vốn trải qua 2 giai đoạn 2020-2025 là 81%, giai đoạn tiếp theo là 19%, đáp ứng dùng vốn hiệu quả, đúng như tiến độ đã cam kết.

>>Đường Vành đai 3 TP.HCM sẽ được khởi công vào cuối năm 2023

Đề xuất phương án đầu tư công

Giám đốc Sở GTVT TP. HCM Trần Quang Lâm cho biết, ngay từ khi TP. HCM tiếp nhận dự án từ Bộ GTVT về để nghiên cứu, các hình thức đầu tư, phương thức PPP hay đầu tư công, để bảo đảm tiến độ hoàn thành dự án cơ bản thông xe vào năm 2025, bảo đảm tính khả thi, tiến độ hoàn thành. Phương án đầu tư công đã được các tỉnh, thành phố thống nhất đề xuất Chính phủ đồng thuận báo cáo Quốc hội vào thời gian tới.

dự án Vành đai 3 TP. HCM, tổng mức đầu tư là 35.370 tỷ đồng, dự kiến giải ngân trong giai đoạn 2020-2025 là 81% tức 61.000 tỷ đồng.

Dự án Vành đai 3 TP. HCM có tổng mức đầu tư 35.370 tỷ đồng, dự kiến giải ngân trong giai đoạn 2020-2025 là 81% tức 61.000 tỷ đồng.

Về đầu tư công, hiện nay các tỉnh, thành phố theo cơ chế sẽ tham gia 50% tổng mức đầu tư dự án thành phần của các tỉnh, riêng Long An 25%. TP. HCM và Bình Dương tham gia vốn ngân sách địa phương lớn nhất, TP. HCM là 24.000 tỷ đồng, Bình Dương 9.600 tỷ đồng, Đồng Nai khoảng 2.000 tỷ đồng , Long An khoảng 1.000 tỷ đồng.

TP. HCM và các tỉnh, thành phố đã rà soát lại đầu tư công trung hạn, các nguồn dự kiến và đã báo cáo Hội đồng nhân dân thảo luận và đã có nghị quyết, cam kết với Chính phủ, Quốc hội sẽ bảo đảm việc bố trí nguồn lực ngân sách địa phương tham gia dự án với tỉ lệ cơ cấu, nguồn vốn như vậy trong giai đoạn 2025 và giai đoạn 2026-2030, trong đó giai đoạn 2025 chiếm 81%, phần còn lại 19% chuyển sang giai đoạn 2026-2030.

Trong giai đoạn 2021-2025, với các nguồn dự kiến, các tỉnh, thành phố sẽ rà soát lại đầu tư công trung hạn, bảo đảm đầu tư có trọng tâm trọng điểm, theo đó ưu tiên cho Vành đai 3. Rà soát để tăng thu từ nguồn đấu giá quỹ đất cũng như nguồn vốn hợp pháp khác. Tiếp theo là vay lại Chính phủ từ trái phiếu như Bộ Tài chính đã nêu.

Trên cơ sở nguồn lực như vậy, sự quyết tâm của các địa phương đã thể hiện rõ nhất qua Nghị quyết của HĐND các tỉnh, thành phố ban hành, đã báo cáo Chính phủ và Quốc hội.

Tuy nhiên, ông Trần Quang Lâm cho rằng, khi có nguồn lực thì giải ngân là vấn đề rất lớn. Trong quá trình trình thẩm định dự án, Bộ KH&ĐT, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định đã xem xét, yêu cầu làm rõ, thì TP. HCM, Bộ GTVT và các tỉnh, thành phố, các bộ ngành đã nghiên cứu và đề xuất linh hoạt với ngân sách Trung ương và địa phương để bảo đảm điều phối nguồn vốn, đạt mục tiêu cao nhất là cơ cấu nguồn vốn vẫn giữ nguyên nhưng làm sao tranh thủ nguồn lực của địa phương và Trung ương, đáp ứng được giải ngân, theo như tiến độ trong dự án đã trình Quốc hội.

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường Vành đai 3 TPHCM

    20:30, 21/03/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường Vành đai 3 TPHCM

    20:05, 09/02/2022

  • Thủ tướng thống nhất đầu tư công dự án đường vành đai 3 TP.HCM

    03:00, 25/01/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Sớm khai thác Dự án đường Vành đai 3, 4 Thành phố Hồ Chí Minh

    18:42, 09/01/2022

  • TP HCM báo cáo Thủ tướng chuyển dự án đường vành đai 3 từ PPP sang đầu tư công

    13:46, 26/11/2021

  • Đề xuất bố trí ngân sách Trung ương thực hiện dự án đường Vành đai 3 TP.HCM

    01:00, 25/11/2021

NGUYỄN VIỆT