TP HCM đẩy mạnh các dự án trọng điểm

THY HẰNG 04/07/2022 12:48

TP Hồ Chí Minh dự kiến sẽ đạt tăng trưởng 7% cả năm, thành phố đẩy mạnh triển khai nhiều dự án trọng điểm như dự án đường vành đai 3, vành đai 4, các dự án cao tốc, metro, trung tâm tài chính quốc tế…

>>>TP.HCM: Chính thức dừng dự án BOT Võ Văn Kiệt nối cao tốc TP.HCM – Trung Lương

Ngày 4/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022.

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nhấn mạnh sự quyết liệt, sát việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, như các quyết định phù hợp về phòng chống dịch và mở cửa nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kịp thời kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro…

Thành phố Hồ Chí Minh cả năm dự kiến sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra (6-6,5%) và có thể vượt, đạt mức 7%.

Một số trọng tâm thời gian tới của Thành phố Hồ Chí Minh là triển khai dự án đường vành đai 3, chuẩn bị khởi động, đề xuất các cấp có thẩm quyền dự án vành đai 4. Đồng thời thúc đẩy các các dự án cao tốc, metro, các dự án chuyển đổi sổ, đề án xây dựng trung tâm tài chính quốc tế…

Trước đó, UBND TP.HCM đã thống nhất danh mục 29 dự án, công trình giao thông trọng điểm năm 2022 với tổng mức đầu tư 243.204 tỷ đồng từ vốn ngân sách, ODA, đối tác công tư (PPP). Đây đều là các dự án có quy mô lớn, phức tạp, có ý nghĩa lớn về kết nối liên vùng, giải quyết ùn tắc giao thông ở sân bay, cảng biển và phục vụ phát triển TP.Thủ Đức…

>>>Cấp đổi CCCD tại TP.HCM: Cán bộ tiêu cực do kẽ hở chính sách?

>>>TP.HCM: Kiến nghị mở tuyến kết nối đường Vành đai 3 với cảng Cát Lái - Phú Hữu

Bên cạnh đó, Thành phố sẽ phối hợp với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Long An phối hợp triển khai thực hiện các dự án đường Vành đai 3, Vành đai 4 TP.HCM ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án.

Về đề án xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, mới đây, UBND TPHCM đã ký kết Bản ghi nhớ với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (Tập đoàn IPPG) về việc nghiên cứu lập "Đề án xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế Việt Nam tại TP.HCM". Trước đó, thành phố đã triển khai công tác chuẩn bị như thành lập Ban chỉ đạo, tổ giúp việc để xây dựng đề án, mời đơn vị tư vấn nghiên cứu bước đầu về mô hình, cơ chế của TTTC. 

Sau ký kết, UBND thành phố sẽ lập tổ liên ngành gồm các sở, ban, ngành liên quan và cam kết chỉ đạo, tạo điều kiện cho các đơn vị tư vấn tiếp cận thông tin để xây dựng đề án,… thúc đẩy nhanh việc hiện thực hóa về một trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM.

Có thể bạn quan tâm

  • Đề xuất nhiều cơ chế đặc biệt cho hai dự án đường vành đai ở Hà Nội và TP HCM

    00:12, 07/06/2022

  • Doanh nghiệp lo hệ lụy từ thu phí hạ tầng cảng biển tại TP HCM

    02:35, 27/05/2022

  • Nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt nối TP HCM với Cần Thơ, Cà Mau

    20:33, 21/05/2022

  • Bộ Tài chính đề nghị TP HCM “công bằng” mức thu phí hạ tầng cảng biển

    11:00, 11/05/2022

THY HẰNG