EVFTA tạo đà tăng trưởng cho GDP Việt Nam
Sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA, kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu Việt Nam - EU đã tăng18%.Việt Nam xuất siêu hơn 11 tỷ USD, với nhiều mặt hàng thế mạnh như dệt may, da giày, nông thủy sản...
>>Tận dụng EVFTA, thúc đẩy thương mại Việt Nam - Đức
Việt Nam xuất siêu sang EU hơn 11 tỷ USD, trong đó bao gồm nhiều mặt hàng thế mạnh như dệt may, da giày, nông thủy sản...
Ông Vũ Nhật Quang, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới cho biết tại Hội thảo khoa học "Hai năm thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA): Tác động kinh tế - xã hội và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam", do Viện nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư Châu Âu tổ chức gần đây.
Xuất khẩu tăng 75%
Kể từ khi chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2021, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đã thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, thương mại, chính trị của Việt Nam. Việt Nam đã tận dụng tốt được lợi thế ở cả mảng xuất nhập khẩu và xuất khẩu.
Hiệp định EVFTA giúp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam tăng 2% lên 2,5%, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 75% và nhập khẩu tăng từ 25% lên 35%. Trong giai đoạn 2020-2023, EVFTA giúp GDP bình quân hàng năm Việt Nam tăng từ 2,18% lên 3,25%, triển vọng tăng hơn 4% trong năm 2024.
EVFTA là hiệp định đầu tiên EU ký kết với một quốc gia đang phát triển ở châu Á, nên dưới ảnh hưởng của các nhân tố như tiến trình toàn cầu hóa bị cản trở, đại dịch Covid-19, xung đột Nga - Ukraine, Việt Nam cùng với EVFTA nỗ lực trong việc bảo vệ thương mại tự do, phát huy vai trò dẫn dắt trong khu vực, và tích cực mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới.
Ngoài ra, EVFTA giúp bảo vệ an ninh kinh tế, cơ hội phát triển lĩnh vực hậu cần (Logictics). Việt Nam coi EVFTA là một khâu quan trọng trong việc bảo vệ an ninh kinh tế và chính trị, giúp Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc vào nền kinh tế của các nước, bảo vệ an ninh kinh tế và ứng phó tốt hơn với tình hình bất ổn trong khu vực và trên thế giới.
Ký kết hiệp định EVFTA giúp Việt Nam giảm phụ thuộc và một thị trường nước ngoài, đồng thời nâng cao khả năng tự chủ, và khả năng bảo vệ an ninh kinh tế. Thông qua hiệp định EVFTA các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng mới để thay thế chuỗi cung ứng truyền thống đã bị gián đoạn do đại dịch Covid-19.
Thương mại Việt Nam - EU tăng cơ hội đầu tư vào Logistics, (mục tiêu năm 2025 Việt Nam trở thành trung tâm logistics của khu vực). Từ chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam thu hút đầu tư của nhiều nhà khai thác cảng và các hãng tàu hàng đầu thế giới, như Tập đoàn APMT - Đan Mạch tại Cảng CMIT; PSA của Singapore tại SP-PSA, CICT; Tập đoàn DP World (UAE) tại cảng SPCT (TP. HCM)... tạo ra cơ hội nhu cầu mới trong ngành vận tải đường sắt và đường biển.
Tăng áp lực cạnh tranh
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế đã được tận dụng tốt, ông Vũ Nhật Quang đánh giá, Việt Nam cũng còn phải đối mặt với một số khó khăn trong quá trình thực thi Hiệp định.
>>“Quả ngọt” từ Hiệp định EVFTA
>>EVFTA – “Bệ phóng” cho vải thiều Hải Dương đến EU
Thứ nhất, Hiệp định EVFTA làm tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. Việt Nam được miễn hơn 90% thuế quan cho hàng hóa của EU, nên nhiều mặt hàng có khả năng cạnh tranh mạnh của châu Âu tràn vào thị trường Việt Nam.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nươc ngoài đến từ EU có ưu thế về vốn, nhân lực và công nghệ, có ưu thế về kinh nghiêm quản lý, uy tín trên trên thế giới.
Các doanh nghiệp EU có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ, kinh nghiệm thị trường phong phú, chất lượng sản phẩm tốt và khả năng tối ưu hóa các hiệp định thương mại tự do, điều này làm giảm thị phần cho các doanh nghiệp trong nước.
Các doanh nghiệp không còn được ưu tiên trong phân bổ các nguồn lực như trước. Doanh nghiệp nhà nước là đơn vị cơ sở của nền kinh tế, ưu thế của các doanh nghiệp bị tổn hại, lơi ích chính trị và kinh tế của nhà nước cũng bị tổn hại.
Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các quy định khắt khe hơn. Hiệp định EVFTA đưa ra những quy định khắt khe đối với hàng hóa về các vấn đề như nguồn gốc xuất xứ, bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, bán phá giá...
Hiện nay, nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia ASEAN, việc quy định về nguồn gốc xuất xứ sẽ là thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU cần phải có chứng nhận xuất xứ ở Việt Nam từ giai đoạn sản xuất nguyên liệu. Đây là điều kiện cơ bản để hàng hóa Việt Nam được hưởng thuế ưu đãi.
Nếu không tuân thủ quy định về nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa Việt Nam sẽ không được hưởng thuế ưu đãi, cho dù vẫn có thể xuất sang thị trường EU. Bảo vệ môi trường, quy định EVFTA trong cam kết và nghĩa vụ đối với môi trường nghiêm ngặt.
Việt Nam đã ban hành nhiều quy định pháp lý về môi trường, vệ sinh và tiêu chuẩn kỹ thuật, nhưng phần nào vẫn chưa đáp ứng tiêu chuẩn của EU. Các yêu cầu bắt buộc của EU về môi trường đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Mặc dù các nhà sản xuất Việt Nam đã đáp ứng được các quy định trong Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) và Hiệp định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) của tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhưng nhiều hàng hóa của Việt Nam vẫn bị từ chối khi xuất khẩu sang EU.
Hiện nay, mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn tương đối hạn chế. Mở rộng thị trường EU các doanh nghiệp phải vượt quan nhiều thách thúc không nhỏ.
Có thể bạn quan tâm
Tận dụng EVFTA, thúc đẩy thương mại Việt Nam - Đức
14:49, 15/12/2021
Thương mại Việt Nam – EU tăng trưởng mạnh mẽ nhờ EVFTA
17:28, 28/10/2021
EVFTA – Đòn bẩy thúc đẩy thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam
15:40, 28/10/2021
Doanh nghiệp Nghệ An - cơ hội và thách thức tham gia EVFTA
14:54, 28/10/2021
“EVFTA – Sức bật cho hợp tác thương mại đầu tư trong bối cảnh bình thường mới”
14:00, 26/10/2021
EVFTA và những chỉ số niềm tin
13:51, 28/08/2021
Hiệp định EVFTA – Khởi đầu thuận lợi và những bước tiếp theo
09:59, 27/08/2021
“Quả ngọt” từ Hiệp định EVFTA
11:00, 03/08/2021