Đã bố trí đủ vốn gói phục hồi kinh tế: Hấp thụ “gói” thúc đẩy đầu tư công
“Có tiền có hấp thụ được không? Chúng ta cần xác định đầu tư công phải đi trước”…
>>Kỳ vọng và rủi ro của nhóm cổ phiếu đầu tư công
Đó là những vấn đề mà trước nay đã được đặt ra nhưng hiện càng cần kíp trong bối cảnh dư địa nền kinh tế chờ hiệu ứng lan tỏa từ đòn bẩy mới.
LTS: Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội quy định: đối với các dự án nằm ngoài danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025: chỉ bố trí cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa…
Theo đó, trong chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội 2022-2023, ngay từ đầu năm, nhiều thành phần trong nền kinh tế đều rất ngóng đợi hiệu ứng đòn bẩy từ 176.000 tỷ chi đầu tư công; bên cạnh đó là 40.000 tỷ hỗ trợ lãi suất qua ngân hàng thương mại và cấp bù lãi suất, chi phí quản lý cho NHCSXH.
Đáng chú ý trong chương trình, còn 136.000 tỷ đồng dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó đầu tư cho các công trình giao thông khoảng chừng 103.000 tỷ đồng.
Đặc biệt, đầu tư công hiện nay là ưu tiên cho kết cấu hạ tầng, trước hết cho hạ tầng giao thông, một khi cải thiện sẽ giúp bất động sản (BĐS), logistics hưởng lợi. Các khu vực này sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa lớn, bởi BĐS không chỉ có tỷ lệ đóng thuế tích cực, mà còn thúc đẩy các lĩnh vực khác, như vật liệu xây dựng, xây dựng, thi công hạ tầng, nội thất, thiết kế kiến trúc, đồng thời là nền tảng mà các ngành khác trải lên để hoạt động với mặt bằng bán lẻ, thương mại, dịch vụ, văn phòng, du lịch…
>>Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022
>>Quảng Ninh: Tăng tốc trong giải ngân vốn đầu tư công
>>Thanh Hóa: Quyết liệt trong giải ngân vốn đầu tư công
Việc đi lại, giao thông thuận lợi, rút ngắn “chi phí chết”, “chi phí chìm” từ các dự án đầu tư công cho đến logistics có ý nghĩa đặc biệt đối với việc tăng giá trị doanh nghiệp và sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường.
Khi có nhiều dự án được giải ngân, sẽ giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, có thu nhập thì họ sẽ tăng chi tiêu. Giá trị của đầu tư công là mang lại hệ số nhân tiền cho doanh nghiệp và nền kinh tế, tạo thêm sức hút FDI.
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết để thực hiện chương trình của Quốc hội. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án đầu tư công phải theo quy định rất chặt chẽ của Luật Đầu tư công. Cho nên gói này thực hiện chậm.
Thực tế, đối với những dự án thực hiện đầu tư công, khi đưa vào kế hoạch đầu tư công đã mất 1 năm rưỡi. Chính phủ đã thông tin là hiện đã hoàn thành danh mục đầu tư, sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền, sẽ phân bổ chính thức để các bộ ngành, địa phương thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định.
Do vậy, một khi nguồn lực đã sẵn sàng, rất cần được Chính phủ và các bộ ngành thúc đẩy phân bổ, giải ngân.
Bên cạnh đó, cùng với đầu tư công, hạ tầng giao thông, là kế hoạch đầu tư hạ tầng số, đầu tư công nghệ, cũng thuộc khuôn khổ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội theo kỳ vọng cũng như mục tiêu, đang hướng đến tạo tăng trưởng chiều sâu trong dài hạn, ít nhất là trong 5-10 năm tới. Kế hoạch thúc đẩy giải ngân cho đầu tư hạ số hạ tầng công nghệ theo đó, cũng không thể chậm trễ bỏ lỡ thời cơ số hóa nền kinh tế. Doanh nghiệp đang rất mong đợi chi tiết kế hoạch và cơ hội tiếp cận chương trình này.
Có thể bạn quan tâm
Kỳ vọng và rủi ro của nhóm cổ phiếu đầu tư công
05:50, 12/08/2022
Hải Dương: Nhiều đểm nghẽn trong triển khai dự án đầu tư công
00:10, 12/08/2022
Đã bố trí đủ vốn gói phục hồi kinh tế: Hấp thụ “gói” thúc đẩy đầu tư công
19:15, 11/08/2022
Cuối tuần nói chuyện chậm giải ngân vốn đầu tư công
04:00, 06/08/2022
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022
18:50, 25/07/2022
Quảng Ninh: Tăng tốc trong giải ngân vốn đầu tư công
00:58, 20/07/2022
Thanh Hóa: Quyết liệt trong giải ngân vốn đầu tư công
10:15, 19/07/2022
Sở Kế hoạch và Đầu tư (Hà Tĩnh) lý giải nguyên nhân của chậm giải ngân vốn đầu tư công
00:30, 15/07/2022