Nền kinh tế chuyển biến từ các gói hỗ trợ

NGUYỄN VIỆT 15/09/2022 12:22

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Nhờ các gói hỗ trợ mà kinh tế - xã hội, 8 tháng đầu năm đã có nhiều chuyển biến tích cực.

>>Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đề án bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô

Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm tăng 9,4%, nhiều lĩnh vực khác lấy lại được quy mô so với thời điểm trước khi dịch bệnh diễn ra.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường. Ảnh: Nguyễn Việt

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường. Ảnh: Nguyễn Việt

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết tại cuộc họp báo thông tin về Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 do Văn phòng Quốc hội tổ chức, ngày 15/9.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, tuy nhiên Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, chúng ta  không được chủ quan, nóng vội, cần nhìn nhận thẳng thắn những khó khăn, thách thức từ những tác động bên ngoài cũng như vấn đề nội tại của nền kinh tế.

“Nhiều tổ chức quốc tế đang dự báo tăng trưởng của thế giới, đặc biệt là những nền kinh tế lớn sẽ thấp hơn so với dự báo. Cùng với đó là khó khăn đến từ lạm phát tăng cao”, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói.

Việt Nam với nền kinh tế có độ mở lớn sẽ gián tiếp chịu tác động từ những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới trên nhiều lĩnh vực, như đầu tư, xuất nhập khẩu…

Do đó, tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 các vấn đề trong nước cũng như quốc tế sẽ được thảo luận, đánh giá một cách khách quan, trung thực. Đây sẽ là nguồn tư liệu quý để các cơ quan của Đảng, Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu, tham khảo để tham mưu ban hành các chính sách quan trọng trong thời gian tới.

Trao đổi tại cuộc họp báo, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam là một hoạt động thường niên của Quốc hội.

Năm nay, với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững”, Diễn đàn sẽ diễn ra vào ngày 18/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình HuệDiễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2022 sẽ tập trung trao đổi, thảo luận về các nội dung:

Làm rõ bối cảnh quốc tế; xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế; đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022 và dự báo cả năm 2022. Diễn đàn còn tập trung trao đổi, tham vấn ý kiến về các vấn đề ‘nóng’ của kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế…

Diễn đàn do Ủy ban Kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức với sự tham dự của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý chuyên sâu, hàng đầu trong nước, chuyên gia của các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, hiệp hội...

>>Chính sách nào xử lý vấn đề lạm phát?

>>Vietnam Airlines đề xuất Chính phủ "kiểm soát vĩ mô ngành hàng không"

>>"Triển vọng số" của Việt Nam

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Nguyễn Việt

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Nguyễn Việt

Tiếp nối thành công của Diễn đàn Kinh tế năm 2021, năm nay, ngoài các nội dung chính trên, Diễn đàn còn tập trung trao đổi, tham vấn ý kiến về các vấn đề “nóng” của kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.

Các vấn đề về thể chế phát triển trong bối cảnh mới; nhận diện rủi ro lạm phát, rủi ro tài chính, tài khóa, tiền tệ; rà soát, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian qua.

Đặc biệt là Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 32/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022…

Qua đó, nhằm tập hợp, tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý chuyên sâu, hàng đầu trong nước, chuyên gia của các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp.

Thông qua Diễn đàn, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có thêm luận cứ để thẩm tra, đại biểu Quốc hội sẽ có thêm thông tin, cơ sở dữ liệu quan trọng để xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khoá XV.

Theo dự kiến, Diễn đàn bao gồm 1 phiên toàn thể và 2 phiên hội thảo chuyên đề. Cụ thể: Chuyên đề 1 có chủ đề về đẩy mạnh cải cách thể chế - Hoàn thiện chính sách về đất đai, giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ đề chuyên đề 2 về thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững. 

Trên cơ sở thành công của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức vào tháng 12/2021, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam tiếp tục phối hợp tổ chức Diễn đàn với tên gọi mới là Diễn Kinh tế- Xã hội Việt Nam 2022 có chủ đề Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững. Diễn đàn sẽ diễn ra trong cả ngày 18/5/2022 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đề án bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô

    16:48, 04/07/2022

NGUYỄN VIỆT