Tháo điểm nghẽn về hạ tầng giao thông kết nối để tạo đột phá cho vùng Đông Nam bộ

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 25/10/2022 00:31

Hạ tầng giao thông kết nối và cơ chế liên kết vùng là 2 điểm nghẽn làm hạn chế sự phát triển của vùng Đông Nam bộ. Do đó, cần tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo đột phá.

>>3 nhiệm vụ cụ thể phát triển đô thị vùng Đông Nam Bộ

Đó là chia sẻ của lãnh đạo các tỉnh thành Đông Nam bộ xoay quanh chủ đề: “thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết 24 để có định hướng, cơ chế - chính sách đặc thù để vùng Đông Nam bộ tận dụng các cơ hội sẵn có”. Trong đó, cần xoá những mặt hạn chế và điểm nghẽn về hạ tầng giao thông kết nối và cơ chế liên kết vùng làm ảnh hưởng tới sự phát triển của vùng Đông Nam bộ.

vấn đề hạ tầng giao thông kết nối và cơ chế liên kết vùng lại đang là 2 điểm nghẽn chính làm hạn chế sự phát triển của vùng Đông Nam bộ

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP.HCM: vấn đề hạ tầng giao thông kết nối và cơ chế liên kết vùng đang là 2 điểm nghẽn chính làm hạn chế sự phát triển của vùng Đông Nam bộ.

Xoá điểm nghẽn về hạ tầng giao thông kết nối…

Theo ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP.HCM, nhận định: Có thể nói, Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị đang mở ra không gian và triển vọng phát triển cho vùng Đông Nam bộ nhiều lợi thế. Để đạt kết quả tăng trưởng bình quân chung của vùng từ 8 - 8,5%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030 cần có sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng Đông Nam bộ và các bộ ngành T.Ư để cụ thể hóa 6 nhóm nhiệm vụ giải pháp đã đề ra, trong đó tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng có ý nghĩa đột phát.

Tuy nhiên, theo ông Mãi, vấn đề hạ tầng giao thông kết nối và cơ chế liên kết vùng lại đang là 2 điểm nghẽn chính làm hạn chế sự phát triển của vùng Đông Nam bộ.

Và những điểm nghẽn này mặc dù trách nhiệm chính vẫn thuộc về 6 địa phương trong vùng, song, nếu thiếu sự vào cuộc tích cực và trách nhiệm của các bộ, ngành thì vấn đề này cũng hết sức khó khăn và sẽ khó đạt kết quả cao – ông Mãi nói.

Do đó, về giải pháp để đạt hiệu quả cao, ông Phan Văn Mãi cho rằng cần có sự phối hợp và điều phối chung trong công tác quy hoạch của các địa phương và quy hoạch vùng, đồng thời tập trung nguồn lực triển khai các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng như: đường vành đai 3, vành đai 4, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Chơn Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu, Đồng Nai - Lâm Đồng… Bên cạnh đó, TP.HCM sẽ chủ động phối hợp các địa phương để xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và vận hành cơ chế liên kết, điều phối vùng cũng như nghiên cứu cơ chế đặc thù phát triển vùng. Song song đó, ông Mãi cũng đề nghị mở rộng cơ chế hợp tác giữa vùng Đông Nam bộ với các vùng khác ở khu vực phía Nam là vùng ĐBSCL và Tây nguyên.

Đáng chú ý, Đánh giá việc Nghị quyết 24 phải triển khai trong nhiều năm, ông Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm để vừa giải quyết những bất cập trước mắt, vừa tạo nền tảng cho việc phát triển lâu dài nhằm tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu. Trong đó, ưu tiên trước mắt là tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học - công nghệ; tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu; giảm các ngành công nghiệp thâm dụng đất đai, lao động.

Cùng với đó, kinh tế dịch vụ phát triển theo định hướng dịch vụ gia tăng cao, gắn với xây dựng trung tâm tài chính, thương mại, du lịch, logistics, chăm sóc sức khỏe ngang tầm khu vực và quốc tế.

Đồng quan điểm, ông Phạm Viết Thanh - Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu, cho rằng: Vùng Đông Nam bộ là nơi sản xuất hàng hóa lớn nhất cả nước, chiếm 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam. Và đây chính là lợi thế, nguồn tài nguyên quý báu, lợi thế địa lý của mình để phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển của quốc gia. Do đó, trọng tâm mà các địa phương trong vùng Đông Nam bộ cần thực hiện trong lúc này chính là việc: tập trung giải quyết các điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, đồng htowif, khẩn trương hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển nước sâu tại khu vực Cái Mép, phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế theo Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị đã đề ra.

trọng tâm mà các địa phương trong vùng Đông Nam bộ cần thực hiện trong lúc này chính là việc “tập trung giải quyết các điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển nước sâu tại khu vực Cái Mép, phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế theo Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị đã đề ra

Ông Phạm Viết Thanh - Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu: các địa phương trong vùng Đông Nam bộ cần tập trung giải quyết các điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, đồng thời khẩn trương hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển nước sâu tại khu vực Cái Mép, phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế theo Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị đã đề ra.

Cũng theo ông Thanh, có thể nói, Cảng biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là cửa ngõ hướng ra Biển Đông của vùng và cả khu vực phía nam. Cái Mép - Thị Vải là cảng duy nhất của Việt Nam nằm trong 20 cảng lớn trên thế giới, nhưng chưa khai thác hết tiềm năng, hiệu quả. Vì vậy, việc hình thành khu thương mại tự do Cái Mép Hạ gắn với hành lang công nghiệp - đô thị Đông Tây (dài gần 300 km) phía Nam, thì đất nước sẽ tạo ra lợi thế so sánh vượt trội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung trong giai đoạn phát triển mới, đồng thời phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia.

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Tái cấu trúc mạng lưới công nghiệp nội tỉnh, kết nối sân bay

Liên quan tới mạng lưới giao thương và kết nối công nghiệp giữa các tỉnh thành phố, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, đánh giá: Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị đã xác định khu vực nam Bình Dương thuộc tiểu vùng trung tâm phát triển của toàn vùng, với các thế mạnh về công nghiệp công nghệ cao và chuyên sâu, dịch vụ chất lượng cao, giáo dục - đào tạo, y tế và đầu mối giao thương với quốc tế. Khu vực bắc Bình Dương, nơi phát triển kinh tế cửa khẩu, kho vận, mở rộng không gian phát triển công nghiệp của vùng.

để đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam bộ và nâng cao tính năng động của các địa phương, Bình Dương kiến nghị T.Ư sớm hoàn thành quy hoạch vùng; sớm thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết 24 để có định hướng, cơ chế - chính sách đặc thù để vùng tận dụng các cơ hội sẵn có…

Ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương: để đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam bộ và nâng cao tính năng động của các địa phương,đề nghị nghị T.Ư sớm hoàn thành quy hoạch vùng; sớm thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết 24 để có định hướng, cơ chế - chính sách đặc thù để vùng tận dụng các cơ hội sẵn có…

Tuy nhiên, để thực hiện tốt nhiệm vụ, Bình Dương sẽ phải thực hiện tái cấu trúc mạng lưới công nghiệp nội tỉnh và xây dựng các mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ mới, gắn liền với quy hoạch vùng. Chuyển đổi mô hình phát triển từ công nghiệp - đô thị - dịch vụ hiện nay sang mô hình phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ theo hướng thông minh - bền vững, nhằm gia tăng năng suất lao động, bảo vệ môi trường, đổi mới sáng tạo và có giá trị gia tăng cao…

Do đó, ông Minh cho rằng, để đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam bộ và nâng cao tính năng động của các địa phương, Bình Dương kiến nghị T.Ư sớm hoàn thành quy hoạch vùng; sớm thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết 24 để có định hướng, cơ chế - chính sách đặc thù để vùng tận dụng các cơ hội sẵn có…

Theo ông Võ Tấn Đức - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, chia sẻ: Hiện, Đồng Nai đang lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định lấy sân bay Long Thành làm trọng tâm, xây dựng hệ thống giao thông kết nối, hệ thống logistics nhằm tạo động lực phát triển cho tỉnh cũng như của cả vùng.

Theo ông Võ Tấn Đức - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, chia sẻ: Hiện, Đồng Nai đang lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định lấy sân bay Long Thành làm trọng tâm, xây dựng hệ thống giao thông kết nối, hệ thống logistics nhằm tạo động lực phát triển cho tỉnh cũng như của cả vùng

Ông Võ Tấn Đức - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai: Lấy sân bay Long Thành làm trọng tâm, xây dựng hệ thống giao thông kết nối, hệ thống logistics nhằm tạo động lực phát triển cho tỉnh cũng như của cả vùng Đông Nam bộ.

"Tuy nhiên, muốn thực hiện tốt điều này, Đồng Nai sẽ phải hoàn chỉnh đầu tư hệ thống giao thông kết nối sân bay với các khu vực nội tỉnh và vùng kinh tế Đông Nam bộ theo các tuyến cao tốc: TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; Biên Hòa - Vũng Tàu; Bến Lức - Long Thành; Phan Thiết - Dầu Giây; Dầu Giây - Tân Phú; Tân Phú - Bảo Lộc… Ngoài ra, các tuyến đường vành đai 3, vành đai 4 TP.HCM cũng đang gấp rút được triển khai thực hiện. Và khi các tuyến cao tốc, vành đai được đầu tư xây dựng đưa vào khai thác sẽ đáp ứng được nhu cầu kết nối sân bay Long Thành với các địa phương trong vùng Đông Nam và các tỉnh thành lân cận" – ông Đức nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhà đầu tư Đông Nam Bộ “chốt đơn” liên tục các dự án Vinhomes Grand Park

    15:20, 23/08/2022

  • 3 nhiệm vụ cụ thể phát triển đô thị vùng Đông Nam Bộ

    14:56, 23/10/2022

  • Thủ tướng chủ trì hội nghị về vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    21:08, 09/07/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

    21:05, 15/04/2022

  • Bàn lại quy hoạch liên kết vùng Đông Nam Bộ

    04:00, 02/01/2022

  • Kinh tế Đông Nam Bộ: Muốn đi xa phải đi cùng nhau…

    15:00, 03/04/2021

  • Tăng trưởng vùng Đông Nam Bộ và TP HCM: Làm gì để chống "đuối sức"?

    10:59, 13/03/2021

  • Liên kết du lịch vùng Đông Nam Bộ, hướng đến phát triển “công nghiệp không khói”

    11:00, 12/11/2020

HƯƠNG GIANG - DUY LONG