Sở Công Thương TP.HCM đề xuất cho xe chở xăng chạy trong khung giờ hạn chế
Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu, Sở Công Thương TP.HCM đề xuất cho phép xe chở xăng dầu chạy vào những khung giờ hạn chế, gia hạn đến ngày 15/1/2023.
>>Khan hiếm xăng dầu: “Thiếu thật” hay “thiếu giả”?
Đó là đề xuất của Sở Công thương TP.HCM tại buổi họp báo kinh tế xã hội chiều 10/11/2022, trước tình trạng nhiều cửa hàng xăng dầu ngừng kinh doanh do thiếu xăng dầu cục bộ trên địa bàn TP.
Đáng chú ý, báo cáo về tình hình thiếu xăng dầu cục bộ trên địa bàn TP.HCM trong những ngày qua, ông Ngô Hồng Y - Trưởng Phòng Thương mại Sở Công Thương TP.HCM, cho biết: Tính đến 15h chiều ngày 10/11/2022, bên cạnh 3 cửa hàng xăng dầu xin ngừng hoạt động để sửa chữa, còn khoảng 10% cửa hàng xăng dầu ngừng kinh doanh do thiếu cục bộ nguồn xăng, còn dầu.
Trước những diễn biến trên, Sở Công Thương đã tập trung vào các giải pháp chính để đảm bảo nguồn cung xăng dầu. Bên cạnh đó, Sở Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các sở ngành liên quan theo dõi tình hình xăng dầu tại địa bàn, tổ chức các cuộc họp với các thương nhân, đầu mối.
Cũng theo ông Ý, ngày 9/11/2022, UBND TP đã có cuộc họp với các thương nhân đầu mối tại TP, qua đó ghi nhận các khó khăn mà thương nhân đang gặp phải. Sở cũng đã tham mưu UBND TP kiến nghị các bộ, ngành, Chính phủ giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp xăng dầu.
Đồng thời, Sở Công Thương đã vận động các thương nhân đầu mối có nguồn cung, có nguồn dự trữ lớn thì chia sẻ nguồn cung với các doanh nghiệp đang bị thiếu; vận động các thương nhân cửa hàng, chuỗi cửa hàng kinh doanh tại TP kéo dài thời gian hoạt động. Đối với các cửa hàng Petrolimex, mở cửa 24/24 giờ để phục vụ nhu cầu của người dân.
Song song đó, để đảm bảo nguồn cung, Sở Công thương đã đề xuất cho xe chở xăng được phép chạy vào những khung giờ hạn chế. Và gia hạn đến ngày 15/1/2023 để đảm bảo lượng hàng cung ứng cho thị trường TP – ông Ý nói.
Về kiểm soát thị trường, theo đại diện Sở Công Thương, sở đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tăng cường kiểm soát các hoạt động kinh doanh xăng dầu tại địa bàn; với các cửa hàng xăng dầu ngưng hoạt động thì sở phối hợp để kiểm tra các nguyên nhân, có biện pháp giải quyết kịp thời.
>>Hoá giải "điểm nghẽn" thị trường xăng dầu
Trước đó, ngày 11/10, Sở GTVT TP.HCM có văn bản về việc hỗ trợ di chuyển đối với phương tiện vận chuyển xăng dầu trên địa bàn Thành phố. Theo đó, cơ quan này cho biết sẽ xem xét hỗ trợ tổ chức giao thông tạm thời cho một số phương tiện vận chuyển xăng dầu vào khu vực nội đô Thành phố trong thời gian hạn chế lưu thông.
Sở GTVT TP.HCM đề nghị, Sở Công Thương rà soát, cung cấp danh sách các doanh nghiệp, số lượng phương tiện cụ thể có nhu cầu lưu thông vận chuyển xăng dầu và hoàn chỉnh hồ sơ gửi Sở GTVT xem xét giải quyết. Đồng thời, gửi cho Công an TP.HCM để được hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức điều tiết, phân luồng giao thông phục vụ công tác nêu trên.
Bên cạnh đó, Sở GTVT đề nghị Công an TP.HCM quan tâm hỗ trợ phân luồng giao thông và tạo điều kiện tốt nhất để các phương tiện có nhu cầu vận chuyển xăng dầu được lưu thông thuận lợi nhằm bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân thành phố.
Đến ngày 2/11/2022, Sở Công Thương TP.HCM chính thức có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất thành lập tổ điều hành xăng dầu nhằm thuận lợi trong việc thực hiện vai trò tham mưu, kịp thời đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn trong cung ứng xăng dầu trên địa bàn.
Cụ thể, tổ công tác có trách nhiệm đề xuất cơ chế, giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng xăng dầu của TP.HCM, đôn đốc quá trình giải quyết khó khăn, vướng mắc trong phạm vi hoạt động này.
Theo đề xuất, tổ công tác do phó chủ tịch UBND TP.HCM (phụ trách lĩnh vực kinh tế) làm tổ trưởng, giám đốc hoặc phó giám đốc Sở Công Thương làm tổ phó.
Thành viên tổ công tác gồm đại diện lãnh đạo các đơn vị Cục Thuế, Cục Hải quan, Công an TP.HCM, Cục Quản lý thị trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM.
Theo Sở Công Thương, bên cạnh giải pháp để góp phần ổn định xăng dầu, đơn vị này đã tổ chức làm việc với các doanh nghiệp cung ứng để nắm bắt tình hình, ghi nhận khó khăn và hỗ trợ tháo gỡ.
Ngày 1/11/2022, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công cho biết, hiện TP.HCM có 108 cửa hàng thiếu xăng trên tổng số 550 cửa hàng hoạt động trên toàn địa bàn. Đặc biệt, những cửa hàng này vẫn mở cửa nhưng chỉ bán dầu, ngoài ra còn 4 cửa hàng khác đang tạm đóng cửa để sửa chữa. Số cửa hàng thiếu xăng tương đương gần 80% con số cao điểm hôm 10/10/2022. Thời điểm đó, TP.HCM có đến 137 cửa hàng hoạt động nhưng không có xăng để bán. |
Có thể bạn quan tâm
Khan hiếm xăng dầu: “Thiếu thật” hay “thiếu giả”?
00:00, 09/11/2022
Khan hiếm xăng dầu: Cần tôn trọng cơ chế thị trường
04:30, 08/11/2022
Khan hiếm xăng dầu: Cách nào giải quyết gốc rễ vấn đề?
02:00, 08/11/2022
Khan hiếm xăng dầu: Đề nghị bỏ các quy định “hành” doanh nghiệp
14:57, 07/11/2022
Khan hiếm xăng dầu: Điệp khúc “hết xăng” xuất phát từ lỗi hệ thống và cần được xử lý!
05:00, 04/11/2022
Khan hiếm xăng dầu: Thiếu xăng do ảnh hưởng một phần xăng dầu lậu, trổi nổi?
17:15, 22/10/2022
Khan hiếm xăng dầu tại TP.HCM: Lỗi tại chính sách giá?
04:44, 14/10/2022
Vụ khan hiếm xăng dầu: 33 “ông lớn” sẽ bị thanh tra
20:50, 18/02/2022