Thương mại điện tử vẫn "rất mới" với đồng bào dân tộc thiểu số

DƯƠNG THÀNH 25/11/2022 08:35

Thương mại điện tử vẫn là một kênh phân phối khá mới mẻ đối với các hộ sản xuất, kinh doanh hay thậm chí là doanh nghiệp thuộc khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiện nay, thương mại điện tử đang dần khẳng định vị trí quan trọng và là giải pháp hiệu quả trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, giữ vững chuỗi cung ứng, bên cạnh những sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ qua các kênh thương mại điện tử nói chung thì các sản phẩm hàng hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng đang được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm thúc đẩy.

>>>Tối ưu hoá công nghệ trong quản lý thuế thương mại điện tử

Tuy nhiên, khi việc tiêu thụ nông sản thông qua các sàn thương mại điện tử đã đem lại một số kết quả nhưng so với tổng nhu cầu tiêu thụ nông sản thì kênh tiêu thụ này mới chỉ bắt đầu và chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Thương mại điện tử vẫn là một kênh phân phối khá mới mẻ đối với các hộ sản xuất, kinh doanh hay thậm chí là doanh nghiệp thuộc khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thương mại điện tử hiện đang là giải pháp hỗ trợ kịp thời tiêu thụ các sản phẩm nông sản

Thương mại điện tử hiện đang là giải pháp hỗ trợ kịp thời tiêu thụ các sản phẩm nông sản

Theo ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), cơ hội của phát triển nông sản ở trên các sàn TMĐT là rất lớn, đồng thời việc hầu hết các sàn của Việt Nam đều nằm trong top 10 sàn lớn nhất của khu vực Đông Nam Á.

“Trong 10 sàn lớn nhất Đông Nam Á thì chúng ta có 7 sàn đang có mặt tại Việt Nam. Điều đó là một cơ hội rất thuận lợi cho bà con nông dân cũng như những sản phẩm của các vùng miền đặc trưng”, ông Minh nhấn mạnh.

Câu chuyện thực tế từ ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc Hợp tác xã Hồng Xuân (Lục Ngạn, Bắc Giang) - Hợp tác xã đầu tiên của tỉnh Bắc Giang được chứng nhận GlobalGAP và vải thiều của hợp tác xã nằm trong những lô hàng đầu tiên được xuất khẩu sang nhiều nước khó tính như Hoa Kỳ, Nga - cho biết, trong thời gian dịch bệnh Covid-19, hợp tác xã đã cung cấp trên hệ thống sàn điện tử, như Cuccu.vn. Tuy nhiên, để đưa các mặt hàng lên các sàn TMĐT phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận Việt GAP và Global GAP.

ng Phạm Văn Dũng, Giám đốc Hợp tác xã Hồng Xuân (Lục Ngạn, Bắc Giang) - Hợp tác xã đầu tiên của tỉnh Bắc Giang được chứng nhận GlobalGAP

Ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc HTX Hồng Xuân - HTX đầu tiên của tỉnh Bắc Giang được chứng nhận GlobalGAP

Ngoài ra, Hợp tác xã Hồng Xuân phải nêu các nhật ký chăm sóc, tiến tới chuyển sang dần sang chăm sóc nhật ký điện tử. Ông Dũng cho biết đòi hỏi của người tiêu dùng với chất lượng, nguồn gốc sản phẩm rất khắt khe. Do đó, cách làm của HTX ngoài việc cải tiến chất lượng, mẫu mã, doanh nghiệp, hợp tác xã cần thay đổi cách bán hàng thì cũng đã tuyển lao động trẻ có trình độ khoa học kỹ thuật tốt hơn, biết chụp ảnh, đưa lên mạng, giao tiếp với khách hàng qua mạng; cải thiện hệ thống logistic, vận chuyển…

Trong khi đó, ông Trần Văn Hiếu – Giám đốc Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp và tư vấn môi trường DACE – chuyên về các sản phẩm về gia vị - cho hay, hiện nay công ty phân ra 2 kênh khách hàng là B2B và B2B2C. B2B thường bán qua sàn thương mại điện tử là Alibaba. B2C bán ở Việt Nam và Singapore, các hệ thống như Lazada, Shopee hay Tiktok.

“Chúng tôi rất quan tâm đến việc bán hàng qua TMĐT, thậm chí những bài học như ở Trung Quốc bán hàng livestream từ đồng ruộng mà người ta bán được số lượng rất lớn, cho nên việc livestream phải có sự tham gia vào hợp tác xã hay doanh nghiệp chuyên về việc đó. Người nông dân có thể tham gia một phần để giới thiệu về sản phẩm, nhưng việc quản lý, marketing, bán hàng, quản lý big data để theo dõi được quy trình của thị trường, hành vi người tiêu dùng cần phải có sự tham gia của doanh nghiệp”- ông Trần Văn Hiếu nhấn mạnh.

>>>Thương mại điện tử xuyên biên giới giúp doanh nghiệp "tăng tốc"

Nhiêu chuyên gia đã nhận định: bên sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương cũng như các doanh nghiệp cần có những giải pháp đồng bộ hơn về mặt tổ chức công nghệ, nguồn nhân lực, xây dựng vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung làm cơ sở cho phát triển sản phẩm hàng hóa tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường cũng như là quy định của các sàn thương mại điện tử.

Báo cáo chỉ số thương mại điện tử hàng năm của các địa phương cho thấy, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thường có khoảng cách khá xa so với các điểm số trung bình của cả nước, thường gấp 4 lần. Đây là một trong những trở ngại, thách thức trong phát triển thương mại điện tử ở các vùng sâu vùng xa.

Ngoài ra, dù các công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện đại nhất thế giới đã xuất hiện tại Việt Nam, tuy nhiên ở mức độ phổ cập cho bà con nông dân lại chưa có, nó chỉ nằm ở một số sản phẩm có giá trị cao.

ng Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM)

Ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc Hợp tác xã Hồng Xuân (Lục Ngạn, Bắc Giang) - Hợp tác xã đầu tiên của tỉnh Bắc Giang được chứng nhận GlobalGAP

Ông Minh thừa nhận: mặc dù quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam diễn ra với tốc độ khá cao, nhưng khoảng cách số giữa các thành phố và các địa phương còn rất lớn. Để thúc đẩy tiêu thụ nông sản của vùng sâu vùng xa, ông Minh cho rằng cần có sự vào cuộc của rất nhiều bên để hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử. Như các sàn thương mại điện tử hỗ trợ bà con, huấn luyện cách mở gian hàng, cách livestream sản phẩm, cách viết nội dung về sản phẩm.

Tuy nhiên, đây chỉ là những bước ban đầu để đưa được sản phẩm lên trên sàn thương mại điện tử. Về lâu dài, Sở Công Thương các địa phương cần ra lộ trình hoạt động đào tạo, phát triển thương mại điện tử phù hợp nhằm trợ giúp bà con trong một thời gian dài liên tục để nâng cao trình độ thương mại điện tử.

“Chúng ta đưa được sản phẩm lên sàn rồi nhưng lại phải tối ưu nó, phải hỗ trợ hoạt động giao dịch, tạo ra những trải nghiệm khách hàng, đẩy lượng giao dịch lên cao. Nếu chỉ nghĩ đưa được sản phẩm lên sàn là xong thì tốc độ lan tỏa, lượng giao dịch, lượng đơn hàng sẽ không lớn”, ông Minh lưu ý.

>>>Logistics với thương mại điện tử trong thời đại số

Để đưa sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc miền núi có chỗ đứng trên thị trường, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, muốn lên tầm cao mới thì các sản phẩm của đồng bào dân tộc miền núi cũng phải đáp ứng được xu hướng tiêu dùng xanh, an toàn, chất lượng. Đồng thời, để đưa sản phẩm miền núi đến với người tiêu dùng cần áp dụng mạnh mẽ công nghệ số, thương mại điện tử xuyên biên giới…

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh

Ở góc độ quản lý nhà nước, mới đây bà Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cũng đã chia sẻ với báo chí: thời gian tới Bộ Công Thương sẽ xây dựng hệ thống chợ của đồng bào dân tộc thiểu số hoạt động có bản sắc, có hiệu quả kinh tế, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm và giúp cho cuộc sống của đồng bào đủ đầy với những sản phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày.

Để đưa sản phẩm của Việt Nam có thể đi khắp thế giới dễ dàng, cũng có những ý kiến về việc đầu tư làm thương hiệu hay quảng bá hình ảnh, nâng cao các kỹ năng về marketing trên nền tảng số là những điều các doanh nghiệp cần đầu tư và nó sẽ mang tới cho doanh nghiệp một cái bước nhảy mới trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Tối ưu hoá công nghệ trong quản lý thuế thương mại điện tử

    05:10, 05/11/2022

  • Cần đơn giản hóa việc xác định dòng thuế và thuế suất với hàng hoá thương mại điện tử

    03:30, 31/10/2022

  • Hạ tầng logistics "chạy đua" cùng thương mại điện tử

    00:28, 23/10/2022

DƯƠNG THÀNH