Dấu ấn ngành Hải quan với vai trò là “người gác cổng” cho nền kinh tế

KHÁNH LINH 28/12/2022 04:15

Với vai trò là “người gác cổng” cho nền kinh tế, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan trong hoạt động kiểm soát hàng hóa ra vào biên giới lãnh thổ Việt Nam.

>>>10 sự kiện nổi bật ngành Hải quan năm 2022

 đổi mới toàn diện hơn nữa để ngày càng nâng cao hiệu lực

Đổi mới toàn diện hơn nữa để ngày càng nâng cao hiệu lực

Cụ thể, về xuất nhập khẩu, lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/12/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 701,29 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2021.Trong bối cảnh và những yêu cầu đặt ra của đất nước trong giai đoạn phát triển mới sẽ tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đặt ra cho Hải quan Việt Nam nhiều thách thức lớn và nhiều nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đổi mới toàn diện hơn nữa để ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.

Góp phần đảm bảo an ninh chủ quyền quốc gia

Trong cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan thời gian qua, giải quyết những thách thức đặt ra trong quản lý Nhà nước về Hải quan hiện, đặc biệt là quá trình thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020; nghiên cứu nhận diện những thách thức Chiến lược đặt ra cho Hải quan Việt Nam trong bối cảnh mới đến năm 2030 tầm nhìn 2045...

>>Định hướng quản lý giá giao dịch liên kết và trị giá hải quan hàng nhập khẩu

Trên cơ sở đó, vào ngày 20/5/2022, Phó Thủ tướng chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 628/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030. Tổng cục Hải quan đã dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan, thực hiện lấy ý kiến các Bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.

 đổi mới toàn diện hơn nữa để ngày càng nâng cao hiệu lực

Đổi mới toàn diện hơn nữa để ngày càng nâng cao hiệu lực

Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chiến lược là “Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh. Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, quản lý hải quan. Quản lý thu thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả.

du lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới

tạo thuận lợi d lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới

Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia.

Tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số trong quản lý Nhà nước về Hải quan, cụ thể hoá mục tiêu phấn đấu cơ bản hoàn thành thành Hải quan số, Hải quan thông minh đặt ra trong chiến lược, đồng thời xác định ứng dụng CNTT và công nghệ số là quá trình tất yếu làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động quản lý nhà nước về Hải quan.

Đồng thời thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và Lãnh đạo các cấp về đẩy mạnh số hóa, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 707/QĐ-TCHQ ngày 04/5/2022. Quyết định được ban hành với quan điểm thực hiện chuyển đổi số là động lực trong xây dựng Hải quan số, Hải quan thông minh, đồng thời đây được xem là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với bước đi vững chắc, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm, kế thừa những kết quả đạt được, đi đôi với đổi mới sáng tạo.

Theo đó, trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan tiếp tục đẩy mạnh triển khai đồng bộ, toàn diện chuyển đổi số toàn diện trong công tác nghiệp vụ hải quan; Triển khai chuyển đổi số trong công tác Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; Triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số trong công tác quản lý nội ngành; Hoàn thiện, nâng cao chất lượng hạ tầng số; Phát triển nền tảng; Phát triển cơ sở dữ liệu; Bảo đảm an toàn thông tin; Hoàn thiện môi trường pháp lý và quy trình, thủ tục đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành Hải quan; Phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, chuyển đổi số sẽ là động lực hoàn thành xây dựng Hải quan số vào năm 2025 và hoàn thành Hải quan thông minh vào năm 2030.

Có thể bạn quan tâm

  • Vụ doanh nghiệp “tố” cán bộ Hải quan TP.HCM: Tổng cục Hải quan

    Vụ doanh nghiệp “tố” cán bộ Hải quan TP.HCM: Tổng cục Hải quan "chấn chỉnh" Hải quan địa phương

    20:20, 12/12/2022

  • Vụ doanh nghiệp “tố” cán bộ Hải quan TP.HCM làm khó: Nhiều “bất thường” tại buổi đối thoại

    Vụ doanh nghiệp “tố” cán bộ Hải quan TP.HCM làm khó: Nhiều “bất thường” tại buổi đối thoại

    02:36, 08/12/2022

  • Hải quan Quảng Ninh: Tiên phong đồng hành cùng doanh nghiệp

    Hải quan Quảng Ninh: Tiên phong đồng hành cùng doanh nghiệp

    20:09, 15/12/2022

KHÁNH LINH