4 yếu tố chính thúc đẩy kinh tế Việt Nam năm 2022

BẢO LOAN 19/01/2023 05:00

Ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng: "Kết quả kinh tế tích cực của Việt Nam trong năm 2022 được thúc đẩy bởi 4 yếu tố chính".

Đánh giá về kinh tế Việt Nam trong năm 2022, Ngân hàng Thế giới cho biết: Việt Nam đã có kết quả kinh tế vĩ mô tốt trong năm 2022 khi nền kinh tế tăng trưởng hơn 8% trong năm qua. Đây là một kết quả đáng chú ý, đặc biệt khi xét đến tình trạng suy thoái kinh tế ở các quốc gia khác trên thế giới.

>>>  Thuận lợi để phát triển kinh tế từ “đà” tăng trưởng 2022

Tuy nhiên, chúng ta cần thừa nhận rằng năm 2023 sẽ là một năm khó khăn hơn rất nhiều và chúng tôi dự báo nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại trong những tháng tới do triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm và điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh tế của Việt Nam. Vậy đâu là động lực chính thúc đẩy thành tích của Việt Nam trong năm 2022? Ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng kết quả kinh tế tích cực của Việt Nam trong năm 2022 được thúc đẩy bởi 4 yếu tố chính.

Ô

"Kết quả kinh tế tích cực của Việt Nam trong năm 2022 được thúc đẩy bởi 4 yếu tố chính", ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam 

Thứ nhất, đó là động lực xuất khẩu của đất nước, vốn rất mạnh trong quá khứ và đã cho thấy khả năng phục hồi cả trong thời gian khủng hoảng do dịch COVID-19 khi xuất khẩu sản phẩm chế biến chế tạo là động lực chính của tăng trưởng GDP. Mặc dù chúng tôi cho rằng tăng trưởng xuất khẩu sẽ chậm lại do nhu cầu toàn cầu đang suy yếu, xuất khẩu sẽ tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng trong thời gian tới.

Động lực tăng trưởng thứ hai là nhu cầu trong nước. Tiêu dùng trong nước và doanh số bán lẻ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của đất nước trong năm qua. Điều này được thể hiện qua sự phục hồi mạnh mẽ của doanh số bán lẻ, tăng 17%/năm vào tháng 10 năm 2022 so với mức 0,4%/năm vào tháng 1. Nhu cầu trong nước dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát trong nước gia tăng trong thời gian tới nhưng sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào tăng trưởng trong năm 2023.

Thứ ba, chúng ta phải thừa nhận rằng đầu tư tư nhân đóng một vai trò quan trọng. Trong 11 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn FDI tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2021.

>>> Nền kinh tế suy thoái khiến các startup “dạy sóng” sa thải nhân sự

Cuối cùng, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng chúng ta cần xem xét thực tế là đại dịch COVID đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam trong năm 2021, đặc biệt là trong Quý 3 của năm. Do đó, hiệu quả kinh tế mạnh mẽ trong năm 2022 cũng là kết quả của hiệu ứng xuất phát điểm thấp.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngân hàng năm 2022: Tăng trưởng lợi nhuận khoảng 35% so với cùng kỳ

    05:05, 18/01/2023

  • Hoá giải "ba lực cản" của tăng trưởng kinh tế

    04:16, 18/01/2023

  • Logistics xanh - động lực phát triển ngành “xương sống” của nền kinh tế

    12:06, 16/01/2023

  • Nền kinh tế suy thoái khiến các startup “dạy sóng” sa thải nhân sự

    01:42, 16/01/2023

BẢO LOAN