Vẫn “nóng” chuyện chiết khấu bán lẻ xăng dầu
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gặp khó khăn với mức chiết khấu, không có chiết khấu vẫn phải kinh doanh khiến doanh nghiệp lỗ nặng.
>>Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: Cần bỏ các quy định hạn chế quyền tự do kinh doanh
Thời gian qua, tình trạng các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối để chiết khấu cho doanh nghiệp bán lẻ với mức thấp, thu không đủ chi khiến hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Nếu tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp sẽ rơi vào thua lỗ, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản.
Doanh nghiệp khó khăn
Sau khi doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lên tiếng về việc đóng cửa nghỉ bán, bị cắt chiết khấu, phải bán xăng dầu dưới giá thành, các doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối đã chi trả chiết khấu trở lại.
Trước đó, nhiều thời điểm trong năm 2022, doanh nghiệp bán lẻ phải trả thêm tiền ngoài hợp đồng cho thương nhân phân phối, bán lẻ nhằm lấy hàng về bán để không bị quản lý thị trường xử phạt vì thiếu, hết xăng.
Bà Nguyễn Thị Sinh - Giám đốc Công ty TNHH một thành viên xăng dầu Chiến Thắng (tỉnh Yên Bái) cho biết, hiện doanh nghiệp đang nhập khẩu xăng dầu tại kho Đức Giang (Hà Nội) với chiết khấu bằng 0 đồng/lít (thời điểm cao hơn ở mức 20 đến 70 đồng/lít), trong khi chi phí vận chuyển từ kho Đức Giang đến các đại lý trực thuộc trên địa bàn tỉnh vào khoảng 700 đồng/lít.
Trên thực tế, mức chiết khấu phải đạt từ 1.500 đồng/lít thì mới đủ cho doanh nghiệp trang trải các chi phí vận chuyển, nhân công, điện nước, hao hụt...
Ông Nguyễn Công Thành - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại, vận tải xăng dầu Hà Giang cho biết, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu nên dù lãi hay lỗ doanh nghiệp vẫn buộc phải bán hàng, nếu ngừng bán phải có lý do chính đáng, nếu không sẽ bị xử phạt.
Được biết, thời gian qua, mức chiết khấu xăng dầu về mức 0 đồng, thậm chí bị âm dẫn đến các cửa hàng bán lẻ càng bán càng lỗ do thu không đủ bù chi, trong khi doanh nghiệp vẫn buộc phải duy trì hoạt động.
Hiện mức chiết khấu của doanh nghiệp đầu mối với đại lý đã tăng lên 500 đồng/lít dầu DO và 350-400 đồng/lít xăng tuỳ khu vực. Trước đó, có thời điểm, mức chiết khấu giảm về 50 đồng/lít, thậm chí là 0 đồng/lít xăng. Với mức chiết khấu ít ỏi này, cửa hàng bán lẻ sẽ phải “gánh” lỗ do chịu tiền điện, khấu hao máy móc, nhân công bán hàng, mặt bằng…
Mức chiết khấu thấp, nhưng các doanh nghiệp vẫn phải “cõng" hàng loạt các chi phí các như chi phí vận chuyển, tiền công lao động,... nên nhiều cửa hàng xăng dầu rơi vào tình trạng càng bán càng lỗ.
>>Đảm bảo công bằng cho nhà bán lẻ xăng dầu
>>Điều hành kinh doanh xăng dầu: Mệnh lệnh hành chính hay thị trường
>>Phải đảm bảo hoà lợi ích khi sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu
Đâu là giải pháp?
Để ổn định thị trường xăng dầu, cân đối cung - cầu giữa các doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp đầu mối, các cơ quan chức năng cần sớm rà soát và thông báo áp dụng mức chi phí phù hợp với thực tế phát sinh để bảo đảm tính đúng, tính đủ trong giá cơ sở xăng dầu. Có như vậy mới bảo đảm sự ổn định của thị trường xăng dầu, giúp doanh nghiệp yên tâm trong kinh doanh phục vụ nhu cầu người dân.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng: “Phải đổi mới vận hành trong chuỗi cung ứng từ nhập khẩu, sản xuất trong nước đến bán buôn, bán lẻ tự chủ, tự hạch toán. Phải trao quyền quyết định giá, chiết khấu cho hai bên thỏa thuận, nhà nước chắc chắn không can thiệp cho một mức chiết khấu, nhưng muốn cạnh tranh sòng phẳng, cũng không nên áp giá cho nhà bán buôn. Ngoài ra, bỏ quỹ bình ổn bằng tiền, sử dụng tiền của quỹ này cho vay mua dự trữ xăng dầu quốc gia, có thể mua vào bán ra và hạch toán lỗ lãi như một công ty quản lý vốn nhà nước. Từ đó, sẽ không còn chi phí định mức”.
Tương tự, trao đổi với Tiền Phong, bà Huỳnh Thị Ngọc Thu - Giám đốc Công ty TNHH Việt Thu (tỉnh Tây Ninh) cho biết: “Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu nếu không được sửa sớm và cơ quan quản lý không chấn chỉnh thị trường, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu sẽ đóng cửa hàng loạt thời gian tới. Chứng minh bằng tập hoá đơn VAT và hợp đồng mua hàng đi kèm liên quan việc doanh nghiệp bán lẻ hơn một năm qua phải chịu cảnh mang tiền nhà ra để bù cho việc bán xăng dầu dưới giá thành, bà Thu cho biết, công ty trong năm qua đã bị lỗ cả tỷ đồng vì bị thương nhân phân phối cắt chiết khấu”.
Bà Thu đề nghị Bộ Tài chính, Công Thương xem xét lại việc trong năm 2022 hàng nghìn doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trên cả nước đều kêu cứu vì lỗ nặng, nhiều doanh nghiệp vì không còn vốn để duy trì phải chấp nhận rút giấy phép ngừng hoạt động trong khi các thương nhân phân phối và đầu mối vẫn có lãi rất lớn, đặc biệt là từ sau tháng 10/2022 khi các chi phí được Bộ Tài chính điều chỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: Cần bỏ các quy định hạn chế quyền tự do kinh doanh
04:00, 20/02/2023
TP.HCM: Vì sao dự án kho xăng dầu hơn 10.000 tỷ để bỏ hoang, cỏ mọc?
05:00, 18/02/2023
Đảm bảo công bằng cho nhà bán lẻ xăng dầu
14:00, 17/02/2023
Điều hành kinh doanh xăng dầu: Mệnh lệnh hành chính hay thị trường
05:02, 15/02/2023