Vì sao không nên quy định chiết khấu tối thiểu trong kinh doanh xăng dầu?

LAM SONG 22/02/2023 05:00

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất không nên quy định mức chiết khấu tối thiểu để đảm bảo quyền tự quyết và điều chỉnh linh hoạt.

>>Vẫn “nóng” chuyện chiết khấu bán lẻ xăng dầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có những góp ý quan trọng để sửa đổi Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu. Ảnh: Petrolimex

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có những góp ý quan trọng để sửa đổi Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu. Ảnh: Petrolimex

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công văn gửi Bộ Công Thương về việc góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

Trong đó nổi bật là những vấn đề liên quan đến công thức giá và phương thức điều hành giá xăng dầu; thời gian điều hành và công bố giá; quy định mức chiết khấu tối thiểu trong kinh doanh xăng dầu; cho phép đại lý bán lẻ lấy từ nhiều nguồn.

“Không quy định mức chiết khấu tối thiểu để đảm bảo quyền tự quyết và điều chỉnh linh hoạt, nhằm bảo đảm hài hoà lợi ích trong từng giai đoạn, phù hợp với cung - cầu xăng dầu trên thị trường trong từng thời điểm, giảm sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay.

Liên quan đến công thức giá và phương thức điều hành giá xăng dầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu; đồng thời là cơ quan chủ trì điều hành giá xăng dầu; còn Bộ Tài chính thực hiện việc giám sát trích lập, sử dụng Quỹ Bình ổn giá; rà soát tính toán công bố các khoản định mức để tính giá cơ sở.

Theo dự thảo tờ trình sửa Nghị định 95 và Nghị định 83 kinh doanh xăng dầu đang được lấy ý kiến, Bộ Công Thương đề xuất chuyển việc điều hành giá xăng dầu về một mối là Bộ Tài chính, phương án khác là giữ nguyên như cũ.

>>Đảm bảo công bằng cho nhà bán lẻ xăng dầu

>>Điều hành kinh doanh xăng dầu: Mệnh lệnh hành chính hay thị trường

>>Hạn mức tối thiểu cho bán lẻ xăng dầu

Góp ý kiến, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nên duy trì cách thức điều hành như hiện nay và sửa công thức giá cơ sở để tính đúng, đủ chi phí thực tế phát sinh của doanh nghiệp; rà soát các quy định về phương thức, tần suất xác định chi phí để có cơ sở điều chỉnh kịp thời.

Theo Kế hoạch và Đầu tư, chu kỳ điều hành giá 10 ngày như quy định tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP hiện nay vẫn cơ bản phù hợp và không phải là nguyên nhân của việc thiếu hụt nguồn cung xăng dầu thời gian qua. Do vậy, Bộ Công Thương cần phân tích, đánh giá, kiểm tra thực tế để đề xuất chu kỳ phù hợp.

Liên quan đến vấn đề cho phép đại lý bán lẻ lấy từ nhiều nguồn, Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nếu đại lý lấy từ nhiều nguồn sẽ dẫn tới khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chất lượng, nguồn gốc, giá bán xăng dầu, nhất là xác định trách nhiệm của các bên liên quan khi xảy ra sự cố cháy nổ, gian lận thương mại. Nhưng đại lý xăng dầu chỉ lấy hàng từ 1 nguồn có thể dẫn đến những khó khăn trong việc đảm bảo có đủ hàng để bán ra thị trường, nhất là khi nguồn cung xăng dầu khan hiếm.

Từ đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng ý với phương án tiếp tục giữ Quỹ Bình ổn giá, nhưng sẽ sửa đổi theo hướng quy định nguyên tắc sử dụng trên cơ sở đánh giá và làm rõ căn cứ đề xuất. Cụ thể, cơ quan nhà nước chỉ can thiệp điều hành giá khi giá xăng dầu có biến động tăng từ 10% trở lên hoặc giảm từ 7% trở lên.

Có thể bạn quan tâm

  • Vẫn “nóng” chuyện chiết khấu bán lẻ xăng dầu

    02:08, 21/02/2023

  • Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: Cần bỏ các quy định hạn chế quyền tự do kinh doanh

    04:00, 20/02/2023

  • TP.HCM: Vì sao dự án kho xăng dầu hơn 10.000 tỷ để bỏ hoang, cỏ mọc?

    05:00, 18/02/2023

  • Đảm bảo công bằng cho nhà bán lẻ xăng dầu

    14:00, 17/02/2023

  • Điều hành kinh doanh xăng dầu: Mệnh lệnh hành chính hay thị trường

    05:02, 15/02/2023

LAM SONG