Bắc Kạn đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp

THY HẰNG 23/03/2023 20:19

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương yêu cầu Bắc Kạn đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, thực hiện phát triển rừng bền vững, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, bảo vệ môi trường.

>>>Bắc Kạn định vị thế mạnh phát triển 2020 - 2025

Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/02/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết Chỉ thị 13-CT/TW đánh giá cao những kết quả tích cực mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Tỉnh Bắc Kạn đã đạt được trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của Tỉnh.

Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/02/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết Chỉ thị 13-CT/TW

Buổi làm việc của Ban Chỉ đạo sơ kết Chỉ thị 13-CT/TW với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn.

Nhiều doanh nghiệp gỗ đóng cửa

Năm 2022, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng các cấp, các ngành và Nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, với các chỉ tiêu và kết quả của tỉnh đạt được rất khả quan. Chỉ thị 13 đã được triển khai nghiêm túc trên địa bàn Tỉnh, đem lại kết quả tích cực. Tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Chỉ thị,…với mục tiêu khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, duy trì tỷ lệ độ che phủ hàng năm cao, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh những năm gần đây có những chuyển biến tích cực, so giai đoạn từ năm 2017-2022, với giai đoạn 2011-2016 giảm bình quân 153 vụ vi phạm/năm; công tác trồng, phục hồi được quan tâm, nhiều chương trình, đề án trồng, phục hồi rừng được ban hành. Tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về lâm nghiệp từng bước được kiện toàn, củng cố.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, trung tâm vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. Diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh là 417.539 ha, chiếm 86% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất có rừng là 356.475,52 ha (đạt tỷ lệ 73,4% độ che phủ). Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích hơn 29.000 ha, bao gồm Vườn Quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Ngoài ra, có nhiều diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên có trữ lượng gỗ, lâm sản lớn, giá trị cao...

ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết Chỉ thị 13-CT/TW đánh giá cao những kết quả tích cực mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Tỉnh Bắc Kạn đã đạt được.

ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết Chỉ thị 13-CT/TW đánh giá cao những kết quả tích cực mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Tỉnh Bắc Kạn đã đạt được.

Do đó, thực hiện Chương trình công tác năm 2022, Ban Kinh tế Trung ương - cơ quan chủ trì sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/02/2017 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” đã chọn khảo sát và làm việc với Tỉnh Bắc Kạn và một số tỉnh có đặc thù về diện tích và phát triển rừng để phục vụ cho việc xây dựng báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW.

Theo báo cáo của tỉnh Bắc Kạn do bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày về tình hình 05 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW. Theo đó, Tỉnh đã chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Kiện toàn, củng cố cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp tại địa phương; bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về lâm nghiệp, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi. Công tác trực phòng cháy, chữa cháy rừng được thực hiện nghiêm túc.

Chỉ thị số 13-CT/TW được ban hành đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức và Nhân dân trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Công tác phát triển rừng được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện.

Đặc biệt, địa phương đã xác định hướng đi đúng là ưu tiên trồng các loài cây gỗ lớn đa mục đích, cây bản địa nhằm nâng cao chất lượng rừng trồng, từng bước hình thành được vùng sản xuất nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến gỗ và góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, chống biến đổi khí hậu, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân miền núi...

Bên cạnh những kết quả đạt được của Bắc Kạn, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng thẳng thắn, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế như: Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp còn ở mức cao; một số vụ phá rừng, khai thác gỗ quý hiếm còn xảy ra. Công tác phát triển kinh tế lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Các tham luận tại buổi làm việc

Các báo cáo tham luận và các ý kiến đóng góp tại buổi làm việc.

Đáng lưu ý, nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ đang tạm dừng hoạt động, sản phẩm gỗ rừng trồng chưa đa dạng, giá trị gia tăng còn thấp, ứng dụng khoa học - công nghệ trong phát triển lâm nghiệp, phát triển các mô hình sản xuất lâm nghiệp tổng hợp còn hạn chế… Ngoài ra, Tỉnh còn gặp vướng mắc về cơ chế, chính sách chung đối với những địa phương có nhiều diện tích đất rừng, độ che phủ rừng tự nhiên cao.

>>>Bắc Kạn: Công khai các quy hoạch, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai

Đẩy mạnh kinh tế lâm nghiệp

Nhấn mạnh mục tiêu Trung ương đề ra giai đoạn 2030, tầm nhìn 2045 “Tỷ lệ che phủ rừng ổ định ở mức 42%, nâng cao năng suất, chất lượng rừng”, riêng vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030 tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 54-55%; đến năm 2045, là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện; hình mẫu phát triển xanh của cả nước”, ông Trần Tuấn Anh đề nghị Tỉnh Bắc Kạn nghiên cứu, triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng.

Cụ thể, tiếp tục rà soát, bổ sung, ban hành mới chương trình, kế hoạch, đề án để tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW trên địa bàn Tỉnh; quan tâm nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch bài bản, hiệu quả.

Tập trung xử lý các vấn đề nóng, tồn đọng trong thực tiễn cuộc sống, có các giải pháp căn cơ để duy trì và nâng cao bền vững tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn Tỉnh.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp. Thực hiện phát triển rừng bền vững, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai, đất quy hoạch lâm nghiệp. Thực hiện tốt các giải pháp về an sinh xã hội, tạo việc làm bền vững cho người dân khu vực có rừng.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng đề nghị Đoàn công tác tổng hợp, chắt lọc, tiếp thu tối đa các ý kiến tại buổi làm việc để phục vụ cho việc xây dựng báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW và tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước những chủ trương, cơ chế, chính sách có hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong bối cảnh mới.

Trước đó, Đoàn công tác đã khảo sát, nắm tình hình thực tế về công tác bảo vệ, phát triển rừng tại Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích lịch sử Thanh niên xung phong Nà Tu, trồng cây lưu niệm tại khu di tích.

Có thể bạn quan tâm

  • Agribank Bắc Kạn: Bàn đạp cho tăng trưởng nông nghiệp nông thôn

    22:11, 26/11/2022

  • Bắc Kạn định vị thế mạnh phát triển 2020 - 2025

    21:04, 26/11/2022

  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn: Ứng dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

    21:20, 24/11/2022

  • Tìm “cửa” cho sản phẩm OCOP Bắc Kạn xuất ngoại

    18:58, 15/11/2022

THY HẰNG