Đặc khu kinh tế có phải “phép màu”?
Thực tiễn đã chứng minh, đặc khu kinh tế có thể được xem là “phép màu” của sự phát triển, nhưng cũng không ít quốc gia đã thất bại với mô hình do thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
>>Việt Nam cần có đặc khu kinh tế?
Tại nhiều buổi hội thảo góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vừa qua, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã đưa ra đề xuất tiếp tục nghiên cứu thành lập một số đơn vị kinh tế đặc biệt phù hợp với Hiến pháp 2013 hoặc thành lập “đặc khu kinh tế” để thử nghiệm thể chế, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, khai thác nguồn lực đất đai.
Những đặc khu phát triển thần tốc
Trên thực tế, các khu kinh tế tự do (đặc khu kinh tế) xuất hiện từ lâu với sự hình thành của các "cảng tự do" ở Italia vào năm 1547 và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào đầu thế kỷ 18. Đến nay, trên thế giới đã có hơn 3.500 khu kinh tế tự do tại 135 quốc gia.
Thâm Quyến (Trung Quốc) là ví dụ tiêu biểu nhất về sự phát triển kinh tế thần tốc với mô hình đặc khu kinh tế. Là một trong bốn đặc khu đầu tiên trong chương trình cải cách kinh tế của Trung Quốc, Thâm Quyến được chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, xem xét triển khai “chế độ ưu đãi thông minh” nhằm khuyến khích lao động có trình độ, chuyển giao công nghệ cao, liên kết kinh tế địa phương.
Năm 1980, Chính phủ Trung Quốc đã giảm hoặc xóa bỏ thuế nhập khẩu, khuyến khích đầu tư nước ngoài, thành lập doanh nghiệp tư nhân, áp dụng công nghệ và khoa học để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - kỹ thuật. Những năm sau đó, kinh tế Thâm Quyến đã "lột xác", từ một làng chài 30.000 dân sống rải rác trong các ngôi làng nhỏ, giai đoạn 1978 - 2014, GDP thành phố này tăng 24.500%. Đến hết năm 2019, TP này có tốc độ tăng trưởng trung bình 20,7%/năm, tổng lượng kinh tế đứng thứ 5 trong danh sách các thành phố tốp đầu của châu Á.
Tương tự tại Hàn Quốc, đất nước này hiện có 8 đặc khu kinh tế tự do thành công gồm Incheon, Busan-Jinhae, Gwangyang, Hoàng Hải, Daegu-Gyeongbuk, Bờ Đông, Chungbuk và Saemangeum-Gunsan. Chính phủ Hàn Quốc đã đổ vào đây nhiều tỷ USD nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ các ngành công nghệ cao, kinh tế quốc tế, giải trí và du lịch.
Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng của nước này, đặc biệt là các khu kinh tế nói trên được coi là lợi thế chính giúp các doanh nghiệp giảm chi phí vận hành, rút ngắn thời gian giao hàng và cải thiện dịch vụ khách hàng...
Gần Việt Nam nhất là Lào cũng đang vận hành 13 đặc khu kinh tế với thời hạn thuê đất lên đến 99 năm, cơ chế “một cửa, một dấu”. Trong đó có đặc khu Kinh tế Tam Giác Vàng. Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành là một doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đầu tư một đặc khu ngay tại trung tâm thủ đô Viêng Chăn với tên gọi đặc khu kinh tế Long Thành – Vientiane. Đây là đặc khu kinh tế được nâng cấp từ dự án sân golf và bất động sản tại quận Hadxaiphong từ năm 2018.
>>Đặc khu Kinh tế Phú Quốc đón ngân hàng lớn khai trương
>>Đặc khu kinh tế: Khác biệt tạo ưu thế
>>Thành lập đặc khu cho “đại bàng”
Thất bại cũng rất phổ biến
Tuy nhiên, thực tế cũng không ít các quốc gia đã thất bại, Châu Phi bị xáo trộn, Ấn Độ có hàng trăm đặc khu gặp “trái đắng”, trong đó có hơn 60 đặc khu tại bang Maharashtra chết dần chết mòn trong các năm gia.
Tại Ấn Độ, các chuyên gia cho rằng, thất bại này đến từ việc tập trung quá nhiều đãi ngộ làm biến dạng bên trong nền kinh tế. Không những vậy, việc tiến hành giải tỏa, thu hồi đất phục vụ cho đặc khu không có những giải pháp hữu hiệu cũng là nguyên nhân. Điều này dẫn đến bất đồng chính trị, thậm chí là xung đột nội bộ.
Với việc cáo buộc chính quyền tiểu bang đã trở thành “người môi giới” cho ngành công nghiệp bằng việc thu hồi đất nông nghiệp, đặc khu kinh tế sau đó bị loại bỏ trong tranh cãi.
Hay tại Châu Phi, các quốc gia như Nigeria, Ghana, Kenya đều đặt mục tiêu lớn trong khi xây dựng các đặc khu, nhưng chính việc thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu kế hoạch quản lý và chiến lược hiệu quả, hoặc gặp vấn đề về bất ổn chính sách trong nước khiến không ít các đặc khu "lụi tàn".
Thực tế là khó để tìm mẫu số chung cho các đặc khu kinh tế, song, các thể chế hành chính và kinh tế của các khu này cần đủ hiện đại và quốc tế mới có thể thu hút các nguồn nhân lực, tài lực, các nhà đầu tư nước ngoài đến hoạt động.
Các cam kết hỗ trợ từ chính phủ là quan trọng nhưng cam kết phải được tính toán và lên phương án cẩn thận, không mang cảm tính, càng không dựa vào sự nhún nhường dưới chuẩn.
Việt Nam cho đến nay tuy đã có tới 15 khu kinh tế ven biển, nhưng vẫn chỉ là các khu công nghiệp với các chính sách ưu đãi. Việt Nam chưa có một khu kinh tế tự do với đúng nghĩa của nó, nghĩa là dùng thể chế hành chính và kinh tế hiện đại, quốc tế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam cần có đặc khu kinh tế?
05:00, 18/03/2023
Đặc khu Kinh tế Phú Quốc đón ngân hàng lớn khai trương
16:42, 28/10/2022
Đặc khu kinh tế: Khác biệt tạo ưu thế
05:00, 11/10/2020
Thành lập đặc khu cho “đại bàng”
15:27, 25/09/2020