Cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ
Trong 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 49,44 tỷ USD, đã thể hiện sự nỗ lực cố gắng của các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp.
>>Lấy "sức kéo" đầu tư công thúc đẩy doanh nghiệp thương mại 5G
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh tại Lễ khai mạc Hội chợ Thương mại quốc tế Việt Nam lần thứ 32 – Vietnam Expo 2023, ngày 5/4.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, năm 2022 nền kinh tế - xã hội đang phải đối mặt với những biến động nhanh, khó lường, lạm phát đã tăng lên mức cao do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và tình hình bất ổn trên thế giới, tạo thách thức rất lớn đối với mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, với sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc kịp thời, hiệu quả của các Bộ, ngành, địa phương; sự cố gắng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, cùng với sự hỗ trợ hiệu quả của cộng đồng quốc tế, nền kinh tế Việt Nam trong năm qua đã có sự phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát.
Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, góp phần tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Một số ngành đã có mức tăng trưởng cao hơn năm trước khi có dịch Covid-19. Năm 2022, GDP tăng trưởng 8,02%, đạt mức tăng cao nhất kể từ năm 2011.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng và đạt kết quả rất tích cực (đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo). Kim ngạch xuất, nhập khẩu ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục, đạt 730,28 tỷ USD. “Trong 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 49,44 tỷ USD, tuy giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng cũng thể hiện sự nỗ lực cố gắng của các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
>>Vì sao chưa thể thương mại hoá 5G?
>>Quảng Ninh: Siết chặt quản lý về kinh doanh, thương mại hàng hóa
Để đạt được những thành tích nổi bật đó, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, chúng ta không thể không nhắc đến sự đóng góp quan trọng, tích cực của các hoạt động xúc tiến thương mại với việc triển khai quyết liệt, hiệu quả nhiều giải pháp hỗ trợ ngoại thương, áp dụng nhiều hình thức xúc tiến mới, phù hợp, bảo đảm lưu thông, cung ứng kịp thời hàng hóa thiết yếu và đẩy mạnh xuất nhập khẩu.
Vẫn theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Vietnam Expo là hội chợ được tổ chức thường niên tại Hà Nội từ năm 1991. Trải qua 31 năm đồng hành cùng doanh nghiệp, Vietnam Expo đã trở thành một trong những hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng, có quy mô lớn nhất của ngành Công Thương Việt Nam, mang lại nhiều giá trị kinh tế cũng như những cơ hội thiết thực giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa, nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần tích cực trong việc thực hiện cam kết của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế.
Vietnam Expo 2023 thu hút khoảng 500 doanh nghiệp của Việt Nam và quốc tế đến từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm với quy mô 600 gian hàng, tăng gần 100 doanh nghiệp và 220 gian hàng so với năm trước.
Năm nay, Vietnam Expo tiếp tục được tạo điểm nhấn nổi bật từ các khu vực thúc đẩy sản xuất, liên kết tăng trưởng và thu hút đầu tư. Trong đó có khu trưng bày xúc tiến đầu tư và phát triển công nghiệp (Invest in Vietnam) mang sứ mệnh tạo đà phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm gắn liền với định hướng phát triển kinh tế địa phương đến từ các tỉnh thành phố/ Khu công nghiệp như Đà Nẵng, Thanh Hóa, An Giang, Bình Dương, Kiên Giang, Bắc Ninh, KCN Amber…
Khu gian hàng Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) được dàn dựng quy mô đặc biệt, phân bổ thành hai không gian trưng bày “Xúc tiến xuất khẩu” và “Xúc tiến đầu tư” với chủ đề “Invest in Hanoi”.
Với mục tiêu quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, môi trường và chính sách thu hút đầu tư của thành phố, đồng thời kết nối trực tiếp với một số doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực Công nghiệp phụ trợ, Thiết bị Điện và Thực phẩm.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), thông qua Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC), hỗ trợ cho 20 doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng của Việt Nam tham gia trưng bày gian hàng giới thiệu sản phẩm và dịch vụ tại khu trưng bày thuộc Dự án Tăng cường Năng lực Cạnh tranh Khu vực Tư nhân Việt Nam – IPSC. Đây là các doanh nghiệp đã được nhận các hỗ trợ kỹ thuật thông qua Chương trình Mở rộng Thị trường do Dự án IPSC cung cấp.
Chia sẻ tại Hội chợ, bà Cao Thị Bích Liễu, Giám đốc Kinh doanh Công ty FasLink cho biết, lần đầu tiên tham gia Vietnam Expo doanh nghiệp đã giới thiệu 3 nguồn vải chính làm từ chai nhựa tái chế, loại vải tạo từ bã cà phê kết hợp với chai nhựa tái chế và vải làm từ sợi sen, phế phẩm từ sen qua đó mong muốn giới thiệu được các sản phẩm thời trang bền vững tới người tiêu dùng.
“Chúng tôi đang hướng tới xuất khẩu sang thị trường Mỹ ,Nhật Bản, Đức. Do đs, VietnamExpo là hoạt động xúc tiến thương mại rất hữu ích đối với doanh nghiệp, là dịp để có sự kết nối, tìm hiểu sản phẩm”, bà Liễu bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
Lấy "sức kéo" đầu tư công thúc đẩy doanh nghiệp thương mại 5G
04:00, 01/04/2023
Nhà đầu tư chớp “cơ hội vàng” từ sự bứt phá của phân khúc bất động sản thương mại
13:21, 30/03/2023
Vì sao chưa thể thương mại hoá 5G?
03:30, 30/03/2023