Quốc hội đề xuất giảm thuế VAT tới 4% để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội
Đại biểu đề nghị giảm thuế VAT cao hơn 2% để khuyến khích tiêu dùng tăng sức mua, giải phóng được lượng hàng tồn kho giúp DN sớm phục hồi, góp phần cho sự ổn định và phát triển KT-XH.
>>Giảm thuế VAT – “Tiếp sức” cho nền kinh tế
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 31/5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.
Đại biểu Lê Hữu Trí (Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa) đánh giá, những kết quả đã đạt được năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, cùng những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô được báo cáo khách quan. Tuy vậy để đạt được các mục tiêu trong năm 2023, Chính phủ cần điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm, chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt bằng các giải pháp hữu hiệu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nhất là giải pháp đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế.
Trước tình trạng các doanh nghiệp gặp khó khăn, phá sản, giải thể ngày càng nhiều, Đại biểu Lê Hữu Trí đề nghị cần điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm, chia sẻ vai trò hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế với chính sách tiền tệ, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác bảo lãnh hợp lý để vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa kiểm soát được lạm phát. Đại biểu cũng đề xuất NHNN chủ động xem xét tiếp tục hạ lãi suất nhằm hỗ trợ tăng trưởng, kiểm soát chặt chẽ việc đáp ứng dụng, sử dụng vốn và mức tăng trưởng tín dụng.
>>Cần hoàn thiện các quy định về hoàn thuế VAT
Thuế VAT nên giảm đến 4%
Đối với chính sách giảm thuế VAT 2% theo Nghị quyết 43 của Quốc hội khóa XV, Đại biểu Tô Ái Vang (Đoàn tỉnh Sóc Trăng) đề nghị Chính phủ huy động các kênh thông tin, làm tốt công tác truyền thông để người tiêu dùng biết và đón nhận.
>>Gia hạn chính sách giảm thuế VAT 2%
Việc xem xét giảm thuế giá trị gia tăng ở mức cao hơn sẽ khuyến khích tiêu dùng, tăng sức mua. Từ đó doanh nghiệp có thể tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn, giải phóng được lượng hàng tồn kho, sớm phục hồi sản xuất kinh doanh... Đại biểu cũng kiến nghị Quốc hội xem xét áp dụng giảm thuế giá trị gia tăng kéo dài đến hết năm 2024 giúp cho chính sách này mang tính bền vững, lâu dài.
“Trong bối cảnh các nước đang cạnh tranh bằng cách giảm gánh nặng thuế cho DN để thu hút đầu tư, Việt Nam cũng nên xem xét giảm thuế VAT ở mức cao hơn để khuyến khích tiêu dùng, tăng sức mua. Từ đó DN có thể tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn, giải phóng được lượng hàng tồn kho, sớm phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần vực dậy DN, góp phần cho sự ổn định và phát triển KT-XH các địa phương trong cả nước”, Đại biểu Tô Ái Vang đề nghị.
Có thể bạn quan tâm
Bài toán nào để hoàn thành mục tiêu xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội?
12:55, 31/05/2023
Cán bộ sợ trách nhiệm xuất hiện từ khi nào?
12:29, 31/05/2023
ĐIỂM BÁO NGÀY 31/05: Gia hạn chính sách giảm thuế VAT 2%
05:16, 31/05/2023
Giảm thuế VAT – “Tiếp sức” cho nền kinh tế
03:30, 31/05/2023
Cần hoàn thiện các quy định về hoàn thuế VAT
04:00, 29/05/2023