Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Không nên dùng từ “giải cứu” nông sản

NGUYỄN VIỆT 15/08/2023 15:36

Mỗi lần dùng từ "giải cứu" thì nông sản càng rớt giá, bởi đó là quy luật, khi người dân "giải cứu" giá sẽ xuống và người trồng không còn bỏ công chăm sóc.

>>Sợ trách nhiệm là do "không làm được" hoặc "ngại không làm"

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ NN&PTNT, chiều 15/8.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan.

Trả lời về giải pháp giải quyết tình trạng được mua mất giá, vấn đề cung cầu trong lĩnh vực này, Bộ trưởng cho rằng nên tư duy lại vấn đề này, theo đó, không nên dùng từ “giải cứu”  mà đây là vấn đề của thị trường. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá, mỗi lần dùng từ "giải cứu" thì nông sản lại càng rớt giá, bởi đó là quy luật, khi người dân "giải cứu" giá sẽ càng xuống và người trồng không còn bỏ công chăm sóc. 

"Chúng ta phải thay đổi lại tư duy này", và Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn chứng ở Vĩnh Long, khoai lang Bình Tân đang được giá nhưng do tranh mua, tranh bán giữa thương lái và doanh nghiệp, có lúc nông sản bị đẩy giá lên, có lúc bà con bị bỏ lại.

Do đó, theo Bộ trưởng nếu không cấu trúc lại ngành hàng, không đưa bà con vào hình thức hợp tác nào đó thì không bao giờ thành công.

"Chúng ta đừng đánh giá doanh nghiệp ép giá người nông dân. Có doanh nghiệp chụp hình gửi cho tôi khoai lang từ Vĩnh Long đưa ra cửa khẩu 40% phải bỏ vì không đủ quy cách, chủng loại", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Về câu chuyện trồng sầu riêng, không thể cấm bà con không được trồng sầu riêng mà cần có giải pháp khuyến nông, thông tin thị trường, kết nối doanh nghiêp, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn hệ thống từ nông nghiệp đến công thương đến hiệp hội ngành hàng, đến từng hợp tác xã.

>>Gỡ vướng thể chế cho đầu tư PPP

>>Tăng trách nhiệm kiểm soát nội bộ, chặn sở hữu chéo trong ngân hàng

đại biểu Quốc hội Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước).

Đại biểu Quốc hội Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước).

Về trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết Bộ có trách nhiệm khi chưa chuẩn hóa quy trình trồng sầu riêng, xây dựng mã ngành hàng.

Đặt câu hỏi chất vấn tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) cho biết trồng và sản xuất hạt điều là một trong những mặt hàng nông nghiệp chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên thời gian qua, vị trí ngành điều của nước ta đang bị lung lay trên thị trường thế giới…

Trả lời câu hỏi của đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ với người trồng điều ở Bình Phước, nhiều người chặt bỏ điều chuyển sang trồng sầu riêng. Có thời điểm, chúng ta mong muốn và hào hứng Bình Phước sẽ trở thành thủ phủ của cây điều và Việt Nam đứng đầu thế giới về điều.

Nhưng bối cảnh hiện nay đã thay đổi, trước kia Việt Nam nhập điều thô từ các quốc gia Tây Phi nhưng hiện các quốc gia này bắt đầu tăng cường chế biến và xuất khẩu điều thô. Điều sản xuất trong nước để chế biến xuất khẩu chỉ chiếm 20-30%, điều này đặt ra yêu cầu tái cấu trúc ngành điều Việt Nam.

Bộ trưởng cho biết, hiện nay đang thí điểm trồng nấm linh chi đỏ dưới tán điều ở Bình Phước, nghĩa là một mảnh đất tích hợp đa giá trị, chỉ khi ấy người nông dân mới có thể giữ cây điều.  Bộ cũng đang trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng, trong đó điều cũng là một dạng rừng, để tạo ra sinh kế nhiều hơn, ngoài nguồn thu hoạch từ điều. 

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp Năng lượng tái tạo than khó với Uỷ ban thường vụ Quốc hội

    14:33, 24/07/2023

  • Quốc hội yêu cầu Chính phủ báo cáo lộ trình cải cách tiền lương

    01:00, 03/07/2023

  • Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn giám sát về thị trường bất động sản

    03:00, 01/07/2023

NGUYỄN VIỆT