“Cầu nối” hoàn thiện chuỗi cung ứng nông nghiệp

THY HẰNG 29/09/2023 09:00

Diễn đàn “Phát triển chuỗi cung ứng sản xuất nông nghiệp an toàn” do VCCI chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tại TP Hồ Chí Minh sáng 29/9/2023.

>>Long An: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Các chuỗi cung ứng đang là một giải pháp hiệu quả và cần thiết để từ đó tìm ra những hướng đi cho bài toán thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong tương lai.

 Chuỗi liên kết nông sản an toàn, sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường đã và đang được xây dựng ở Long An.

Chuỗi liên kết nông sản an toàn, sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường đã và đang được xây dựng ở Long An.

Để đẩy mạnh các chuỗi cung ứng, chuỗi liên kết, Nhà nước, các địa phương cần hoàn thiện thể chế, chính sách để thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp vào phát triển liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản.

Khai mở tiềm năng

Với gần 34.000ha đất canh tác hằng năm, Hà Nội được biết đến là địa phương có tốc độ tăng trưởng diện tích trồng màu đạt trung bình 1,41%/năm. Trong đó, diện tích rau an toàn đã được cấp giấy chứng nhận duy trì ổn định khoảng 5.451,8ha với năng suất ước đạt 70 tấn/ha/năm.

Thống kê giai đoạn 2016-2020, Hà Nội xây dựng được 141 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, số lượng chuỗi liên kết tăng rất chậm, việc cung ứng nông sản an toàn của các doanh nghiệp, hợp tác xã ra thị trường còn nhiều khó khăn do một số địa phương quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp lỏng lẻo, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún; chất lượng sản phẩm của từng mùa vụ chưa đồng đều, tỷ lệ nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng và truy xuất nguồn gốc còn thấp.

Diễn đàn “Phát triển chuỗi cung ứng sản xuất nông nghiệp an toàn” do VCCI chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 29/9/2023.

>>Nâng "chất" doanh nghiệp nông nghiệp

>>5 thách thức lớn cho doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

Thực tế thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách thúc đẩy, hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất nông nghiệp an toàn. như Quyết định 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/07/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…

Đặc biệt, Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới đã nêu rõ: Xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn; Kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh; liên kết với các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế…

Tuy vậy, như đã nói ở trên, việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm đang gặp phải rất nhiều trở lực cần sớm tháo gỡ nhằm tạo “cú hích mạnh” cho lĩnh vực này. Với đất nước mà nông nghiệp là trụ đỡ nền kinh tế thì chỉ hơn 1.700 chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn được kiểm soát với sự tham gia của một số tập đoàn lớn là khiêm tốn. Bên cạnh đầu tư vào hạ tầng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chế biến nông sản chất lượng vẫn là khâu yếu nhất của chuỗi.

“Bắc cầu” doanh nghiệp - nông dân

Trao đổi với DĐDN, GS.TS Võ Tòng Xuân, Chuyên gia hàng đầu về ngành nông nghiệp Việt Nam và thế giới khẳng định, để xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản cần có big data số liệu của toàn vùng. Theo đó, cập nhật mỗi tháng, mỗi giai đoạn mùa vụ của mỗi sản phẩm ví dụ như lúa gạo, cá tra… cụ thể của từng địa phương, từng vùng.

Để doanh nghiệp có nhu cầu thu mua, tiêu thụ nông sản nắm được sản lượng từng sản phẩm sắp tới, của từng địa phương. Bản thân mỗi người nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi cũng nắm được vùng trồng của từng nông sản, sản lượng dự kiến để điều chỉnh sản xuất phù hợp. Ngoài ra, các vấn đề hậu cần như logistics cũng theo những số liệu này mà tổ chức điều kiện phù hợp bảo quản, chế biến, tiêu thụ và thị trường.

“Chúng ta liên kết cuối cùng cũng là để người sản xuất biết được thị trường tiêu thụ, yêu cầu của thị trường đó mà sản xuất đáp ứng. Hiện tôi cũng rất mừng khi các thương vụ của chúng ta ở nước ngoài đã quan tâm tới thúc đẩy xây dựng thị trường. Như vậy, các thương vụ cũng là một khâu trong chuỗi liên kết”, ông Xuân nhấn mạnh.

Đồng thời khẳng định Nhà nước cần là “cầu nối” bảo đảm cho mối liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân. Cùng với đó, địa phương cần có hỗ trợ nông dân để vùng nguyên liệu được xây dựng và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận công nghệ, vốn để đổi mới công nghệ và thu mua nguyên liệu.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Phòng: Tháo gỡ khó khăn để phát triển du lịch nông nghiệp

    02:00, 25/09/2023

  • Long An: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

    15:43, 23/09/2023

  • Nam Định: Ứng dụng khoa học công nghệ cao để phát triển nông nghiệp xanh

    05:07, 11/09/2023

  • Đưa sản phẩm nông nghiệp của 33 địa phương đến Hà Nội quảng bá

    14:24, 09/09/2023

  • Nâng "chất" doanh nghiệp nông nghiệp

    00:30, 31/08/2023

  • 5 thách thức lớn cho doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam

    11:50, 30/08/2023

  • Chú trọng đào tạo nhân lực cho nông nghiệp

    00:01, 30/08/2023

THY HẰNG