Môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng hấp dẫn với khối ngoại

ANH VŨ 03/10/2023 00:30

Riêng trong quý 3/2023, dòng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đã tăng 12%, môi trường đầu tư Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn với khối ngoại.

Theo Tổng vục Thống kê, 9 tháng qua, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 20,2 tỷ USD, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2022.

Chỉ tính riêng trong quý 3/2023, dòng vốn FDI đăng ký đã tăng 12%. Trong đó nhiều dự án có chất lượng cao, đúng với quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị, về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao chất lượng, hiệu quả Hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

>>> Việt Nam cần “hút vốn” FDI vào năng lượng mới

9

9 tháng qua, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2022

Điển hình như Công ty TNHH THN Autoparts Việt Nam đang đưa vào thử nghiệm nhà máy thứ 2 ở Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư 16 triệu USD, dự kiến sẽ đưa vào vận hành ngay trong tháng này nhằm đáp ứng các đơn hàng dây điện cho mẫu xe mới của Hyundai, Kia.

"Mới qua 9 tháng, sản lượng đã tăng gần gấp đôi so với cả năm ngoái. Các chỉ số về thương mại hiện nay đều tích cực. Cùng với đó, các dự án sản xuất ô tô xanh của chúng tôi đang đi đúng hướng, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài và bền vững tại Việt Nam", ông Lee Kwang Ho, Tổng Giám đốc Công ty TNHH THN Autoparts Việt Nam, cho biết.

>>> Dòng vốn FDI bền bỉ đối mặt với thách thức

ông Lee Kwang Ho, Tổng Giám đốc Công ty TNHH THN Autoparts Việt Nam, cho biết.

Ông Lee Kwang Ho, Tổng Giám đốc Công ty TNHH THN Autoparts Việt Nam

Vốn đầu tư nước ngoài giải ngân tính từ đầu quý III qua các tháng đều tăng, đặc biệt là tháng 9, đã tăng kỷ lục. Điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, họ đã thấy được cơ hội sản xuất kinh doanh cũng như chi phí cơ hội, tỷ suất lợi nhuận tích cực hơn.

Nhận định chung từ các chuyên gia, triển vọng thu hút FDI cả năm nay được dự báo khả quan khi các dự án FDI cấp mới hiện tăng mạnh cả về số lượng và giá trị.

"Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư nước ngoài trong khu vực. Điều này dễ hiểu, bởi Việt Nam đang tăng tốc giải ngân đầu tư công vào các lĩnh vực hạ tầng kết nối liên vùng, năng lượng xanh phù hợp với xu thế dòng vốn FDI chất lượng cao đang ưu tiên các địa điểm đầu tư lâu dài, bền vững, tăng trưởng xanh", ông Jonathan Pincus, chuyên gia Kinh tế, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, nhận định.

Con số trên cũng đã tác động tích cực đến quyết định đến đầu tư và mở rộng dự án hiện hữu tại Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, để tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa dòng vốn này, Tổng Cục Thống kê đưa hai khuyến nghị quan trọng.

Về thể chế, tập trung hoàn thiện thể chế về đầu tư theo hướng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nghiên cứu và ban hành các chính sách phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực để thu hút được dòng vốn FDI chất lượng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.

>>> Quảng Ninh: Bàn giải pháp săn "đại bàng" FDI

Tiếp tục rà soát, bổ sung và hoàn thiện thể chế, tiếp tục cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh đang là rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sẽ phải áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu. Nghiên cứu bổ sung các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới trong bối cảnh thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh và tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.

Về thực thi, theo Tổng Cục Thống kê, cần nâng cao chất lượng nguồn lao động, cũng như cần phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối các tỉnh, vùng kinh tế tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài.

Chú trọng đến việc đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia về thời gian đàm phán, ký thỏa thuận và triển khai thực hiện; ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược; tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu. Xây dựng cơ chế ưu tiên doanh nghiêp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước.

Về phía doanh nghiệp trong nước cần phải nỗ lực nâng cao năng lực để hút doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tìm đến đặt hàng và hỗ trợ hoàn thiện quy trình sản xuất, tăng cơ hội liên kết. Loại bỏ hoàn toàn các chi phí không chính thức bởi đây là nút thắt cản trở dòng vốn đầu tư không chỉ của các doanh nghiệp FDI mà còn của các doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Dòng vốn FDI bền bỉ đối mặt với thách thức

    00:06, 13/09/2023

  • Tạo thế “thăng bằng” với dự án FDI

    03:00, 11/09/2023

  • Hải Dương: Tạo sự khác biệt trong thu hút đầu tư FDI

    01:34, 11/09/2023

  • Bất động sản công nghiệp hút vốn FDI

    00:30, 01/09/2023

ANH VŨ