“Chìa khóa” giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản
“Trong bối cảnh nhiều “bê bối”, lo ngoại về an toàn thực phẩm, việc đảm bảo chất lượng thủy sản và an toàn thực phẩm chính là “chìa khóa” để giữ vững thị trường và mở rộng xuất khẩu thủy sản”.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, 9 tháng qua, xuất khẩu sang top 3 thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều vượt mốc 1 tỷ USD.
>>> Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm 2023?
Trong đó, Mỹ vẫn giữ vị thế số 1 với gần 1,2 tỷ USD; thị trường Trung Quốc mang về cho thủy sản Việt Nam lượng ngoại tệ 1,15 tỷ USD trong 3 quý đầu năm; trong khi Nhật Bản nhập khẩu thủy sản từ nước ta với giá trị gần 1,1 tỷ USD. Riêng trong tháng 9/2023, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, EU, Trung Quốc đều hồi phục, tăng từ 4-17% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh trong tháng 9/2023, với mức tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là bởi Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu tất cả sản phẩm hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản, nhằm ngăn ngừa rủi ro từ việc “Nhật Bản xả nước thải nhiễm hạt nhân” vào Thái Bình Dương đã tác động lên thương mại hải sản từ tháng 8/2023 đến nay.
Ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký VASEP, cho rằng việc Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản của Nhật Bản sẽ chỉ có tác động về mặt tâm lý, bởi chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định nước xả thải từ nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản dù đã qua xử lý vẫn gây nguy hại đến sức khoẻ con người.
"Tuy nhiên, tâm lý người dân Trung Quốc có thể e ngại tiêu thụ ngay cả đối với hải sản đánh bắt nội địa ở một số vùng biển gần Nhật Bản. Do đó, nhu cầu thuỷ hải sản nhập khẩu của Trung Quốc sẽ từ các nước trong đó có Việt Nam sẽ tăng lên. Không chỉ ở Trung Quốc, người dân Hàn Quốc cũng đang có tâm lý e ngại tiêu thụ hải sản đánh bắt trong nước vì một số vùng biến gần khu vực xả thải của Nhật Bản", ông Hòe nhận định.
VASEP cho rằng, trong bối cảnh nhiều “bê bối” lo ngoại về mất an toàn thực phẩm hiện nay, việc đảm bảo chất lượng thủy sản và an toàn thực phẩm chính là “chìa khóa” để giữ vững thị trường và mở rộng xuất khẩu thủy sản.
>>>> Thiếu vốn, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn khó khăn trong quá trình phục hồi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa mới ban hành Chỉ thị 6433/CT-BNN-CCPT về việc tăng cường quản lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thủy sản.
Theo đó, trong tháng 6/2023, Ủy ban Châu Âu đã cử đoàn thanh tra điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thủy sản xuất khẩu của Việt Nam và đã phát hiện một số tồn tại, hạn chế về điều kiện vệ sinh của các cơ sở trong chuỗi sản xuất, chế biến, đặc biệt tại các cơ sở trong khâu sản xuất ban đầu (khai thác, nuôi trồng thủy sản); hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật trong quản lý nhà nước chưa cao.
Nhằm khẩn trương khắc phục các sai lỗi về hệ thống kiểm soát, tiếp tục duy trì uy tín chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan yêu cầu Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cần phải tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm của cơ quan địa phương.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng yêu cầu Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường xây dựng trình Bộ ban hành Chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm chuỗi thủy sản xuất khẩu vào EU đảm bảo các cơ sở tham gia chuỗi phải đáp ứng đầy đủ quy định của EU, quy định của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm, cơ quan thẩm quyền EU công nhận vào Danh sách được phép xuất khẩu sang EU.
Đồng thời, thực hiện thẩm định, đánh giá sự tuân thủ quy định, quy chuẩn của Việt Nam và EU về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sơ chế cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm cho cơ sở chế biến xuất khẩu, kho độc lập bảo quản thành phẩm thuỷ sản xuất khẩu đi thị trường EU; đăng ký đề nghị EU đưa tên các cơ sở sơ chế, kho độc lập bảo quản thành phẩm thủy sản vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu vào EU trong trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu.
>>> Lấy lại đà cho xuất khẩu thuỷ sản
Ngoài ra, cần tham mưu trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khung cơ sở dữ liệu toàn quốc về quản lý an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản và truy xuất nguồn gốc.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản lấy lại đà cân bằng
03:00, 02/10/2023
Thiếu vốn, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản còn khó khăn trong quá trình phục hồi
16:00, 22/09/2023
Lấy lại đà cho xuất khẩu thuỷ sản
03:00, 20/08/2023
Xuất khẩu thủy sản: Kỳ vọng khởi sắc trong quý 2
01:00, 23/03/2023
Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam có thể tiếp tục giảm trong quý 3/2023
15:37, 13/06/2023