Giải bài toán giá điện Việt Nam nhìn từ quốc tế

BẢO LOAN 01/11/2023 01:09

Việc giải bài toán về cấu thành giá điện giữa chi phí đầu vào và chi phí bán ra, so sánh giá bán điện trong sự tương quan về chi phí đầu vào với các nước khác vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn tới.

>>> Đảm bảo khách quan khung giá điện

Liên quan đến việc thế giới tính giá điện như thế nào, tại Tọa đàm về "Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, TS. Hà Đăng Sơn, chuyên gia năng lượng cho biết: Trên thế giới có nhiều mô hình định giá cho giá điện.

Cụ thể, ông Sơn nói: Một số quốc gia có lợi thế về cung ứng năng lượng họ luôn luôn là các nước xuất siêu về mặt năng lượng, thông thường họ rất dễ dàng để đưa ra các cơ chế giá mang tính chất để ổn định kinh tế xã hội, đáp ứng các mục tiêu trong câu chuyện dân sinh xã hội. Ví dụ như Brunei hay các nước Trung Đông, hầu như giá năng lượng của họ rất thấp.

 TS. Hà Đăng Sơn, chuyên gia năng lượng cho biết: Trên thế giới có nhiều mô hình định giá cho giá điện.

TS. Hà Đăng Sơn, chuyên gia năng lượng: Trên thế giới có nhiều mô hình định giá cho giá điện.

>>> Đảm bảo khách quan khung giá điện

Thứ hai, là các nước phát triển, tiệm cận với các mô hình kinh tế phát triển, các quốc gia sử dụng công cụ giá là công cụ để điều tiết kinh tế cũng như thay đổi hành vi người tiêu dùng. Vậy nên, chúng ta thấy rất nhiều quốc gia định giá với mức độ thả nổi theo thị trường hoặc đưa ra những hợp đồng với tính chất có kỳ hạn và tương đối dài hạn nhưng với mức giá khá cao.

Như vậy, rõ ràng khi người tiêu dùng chi trả với mức giá cao, kể cả trong trường hợp không thay đổi theo thời gian thì ý thức tiêu dùngvề năng lượng của người dân cũng bị điều chỉnh bởi yếu tố giá. Do đó, họ không phải đối mặt với câu chuyện liên quan đến vấn đề điện thay đổi hay chi phí đầu vào thay đổi thì sẽ thực hiện như thế nào.

Lấy ví dụ từ nước Đức, chuyên gia năng lượng nói: Đức đã duy trì 1 thời gian dài cơ chế giá điện bán cho các hộ gia đình ở mức độ trung bình thì phần mua điện đầu vào chỉ chiếm 1/4 chi phí người dân phải chi trả và phần còn lại liên quan đến chi phí truyền tải, phụ trợ, trợ giá cho năng lượng tái tạo và một loạt các loại thuế. Rõ ràng chi phí người dân phải trả rất là cao, khoảng 30 xu euro cho một số điện - 1 con số rất cao so với số tiền mà người dân Việt Nam đang chi trả.

Ông Sơn cho biết đó là các nước phát triển, khi đó họ sử dụng công cụ giá thì mô hình sẽ đơn giản hơn.

>>> Giá điện cần chính sách điều hành theo cơ chế thị trường

Một nước gần Việt Nam như Singapore họ có sử dụng cơ chế là Ban đại diện cạnh tranh. Khi đó, các công ty tư nhân “thoải mái” chào các gói giá điện khác nhau. Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng năng lượng vừa rồi, với chi phí đầu vào nhiên liệu rất cao, Singapore cũng gặp khủng hoảng lớn về cung ứng năng lượng và hầu như các công ty cung ứng điện nhỏ lẻ đều bị đóng cửa, không thể tiếp tục kinh doanh.

An ninh năng lượng của Singapore hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty có phần vốn nhà nước điều tiết, đây là vai trò có cái gì đó tương tự như chúng ta. Khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng lớn bởi biến động bên ngoài tác động thì vai trò của công ty mà do Nhà nước điều tiết quản lý sẽ cực kỳ quan trọng.

Quay lại một số quốc gia khác, ví dụ như Hàn Quốc cũng tương đối giống chúng ta là các giá điện trong công nghiệp họ áp dụng các hợp động khác và trong này cũng khác với Việt Nam là họ áp các gói giá công suất tức là kể cả không dùng nhưng cũng phải chi trả cho công suất đấy vì là một khách hàng đã cam kết.

Ngoài ra đối với hộ gia đình họ cũng đang áp dụng giá điện bậc thang, điều này khá tương đồng với Việt Nam, tuy nhiên mức giá cao hơn rất là nhiều.

Theo ông Sơn, thách thức lớn nhất của chúng ta khi chúng ta hòa nhập với thị trường năng lượng thế giới thì chúng ta cũng phải chấp nhận câu chuyện cung cầu năng lượng trên thế giới, giá cả thế giới biến động và chi phí đầu vào cho năng lượng cũng như sản xuất điện năng của chúng ta nó cũng sẽ thay đổi rất lớn.

https://diendandoanhnghiep.vn/dam-bao-khach-quan-khung-gia-dien-250676.html

hGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng: Giá điện của Việt Nam hiện nay đang cân bằng với thu nhập

Rõ ràng giá bán lẻ điện bình quân của Việt Nam thấp hơn nhiều nước, nhưng cũng có ý kiến cho rằng thu nhập của người dân Việt Nam cũng thấp hơn rất nhiều so với những nước mà người dân trả giá điện cao. Về câu chuyện này, PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng: Giá điện của Việt Nam hiện nay không thấp mà đang cân bằng với thu nhập. Tuy nhiên, đây không phải luận cứ để làm chính sách.

>>> Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần - Phải minh bạch mọi thông tin

Ông Thiên cho rằng, có một số vấn đề: Nói đến người dân - người tiêu dùng hàng ngày, hiện nay thu nhập của người dân Việt Nam đang ở mức thấp và giá điện hiện nay đang ở mức chấp nhận được.

Tuy nhiên, ông cho rằng nếu giá điện thấp thì lại khiến tiêu dùng điện nhiều, lãng phí đồng thời không khuyến khích đầu tư sản xuất điện. Và khi đó, quy luật của thị trường sẽ phát huy tác đụng đó là muốn tiêu dùng theo giá điện thấp, sẽ không có điện dùng.

“Nên việc chúng ta đang xử lý Nhà nước hỗ trợ một phần cho giá điện là cách để bù vào giá thấp này nhưng tôi cho rằng cách hỗ trợ như hiện nay đang có vấn đề làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá điện thực tế”, ông chia sẻ.

Giá điện phải đảm bảo được khâu sản xuất điện còn phần hỗ trợ của Nhà nước phải tách riêng ra vào phần an sinh xã hội và tính bao cấp sẽ làm hỏng cơ chế thị trường. Quan điểm của ông Thiên là: Vẫn phải để mức độ giá điện cân bằng, cạnh tranh với thế giới, không thể đầu vào cao mà vẫn để giá điện thấp.

Khi đó, phần bao cấp của Nhà nước cần tách riêng ra mới bảo đảm được gía điện tính đúng, tính đủ, không khuyến khích người sử dụng tiêu tốn quá nhiều năng lượng mà vẫn khuyến khích đầu tư sản xuất điện.

Chúng ta không nên lập luận là "thu nhập thấp nên giá điện thấp" mà phải lập luận ở mức tổng thể hơn đó là "giá điện phải đúng để đảm bảo cân bằng sản xuất và tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm

  • Lằn ranh về giá điện, hỗ trợ giá điện còn mờ nhạt, cào bằng

    19:52, 31/10/2023

  • Chuyển sang điện xanh sẽ không tránh khỏi việc tăng giá điện

    01:10, 21/09/2023

  • Giá điện cần chính sách điều hành theo cơ chế thị trường

    11:00, 18/09/2023

  • Đảm bảo khách quan khung giá điện

    02:00, 17/09/2023

BẢO LOAN