Vì sao Việt Nam chưa khai thác hiệu quả được mỏ đất hiếm nào?

DƯƠNG THÀNH 18/11/2023 11:00

Đất hiếm là yếu tố quan trọng đối với chất bán dẫn, trong khi đó, Việt Nam hiện đang có đất hiếm đứng thứ hai thế giới. Nhưng đến nay Việt Nam chưa khai thác, chế biến hiệu quả được mỏ đất hiếm nào.

>>> Đất hiếm, cần chính sách và nguồn lực để phát triển

Ngành công nghiệp bán dẫn hiện nay đang là ngành “hot” nhất thế giới được nhiều quốc gia hàng đầu về công nghệ như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc quan tâm đầu tư. Trong khi đó, Việt Nam có đất hiếm và vonfram - hai yếu tố quan trọng đối với chất bán dẫn.

Nêu quan điểm về vấn đề này, GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng: 2023 là năm khó khăn nhất đối với Việt Nam, tuy nhiên, đất hiếm là “con át chủ bài” để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đang “hot” nhất thế giới.

GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng không nên vội khi nói về xu thế, mà chỉ là những tín hiệu có thể hy vọng bởi vì đến nay, đầu tư chủ yếu của Việt Nam là châu Á, Bắc Á và Asean, còn Mỹ và châu Âu rất ít. Tuy nhiên, đến nay theo ông Mại, hàng chục nhà đầu tư đã “xếp hàng” và có kế hoạch trình bày với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hứa với Thủ tướng sẽ tăng cường khai thác đất hiếm.

Năm 2022, Việt Nam đã sản xuất 4,500 tấn đất hiếm, dự kiến các năm tới khai thác khoảng 200,000 tấn đất hiếm/mỗi năm. Điều này không những giúp Việt Nam mà còn cơ cấu lại thị trường đất hiếm thế giới. Do đó, Việt Nam đang có vị thế lớn với Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc về việc tham gia chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn lớn nhất của thế giới.

Hiện nay, theo vị chuyên gia này, hai đối tác lớn nhất cạnh tranh thu hút vốn FDI của Việt Nam là Ấn Độ, Indonesia. Do vậy, nếu không nhìn nhận vấn đề này và tận dụng lợi thế hiện nay, cũng như sắp tới, đặc biệt với cơ hội EU và Mỹ, thì Việt Nam sẽ không thể vượt qua thách thức.

>>> Việt Nam có được hưởng lợi từ đất hiếm?

Đất hiếm là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công nghệ cao như thông tin - viễn thông, y tế, năng lượng, giao thông - vận tải, quân sự... Theo GS.Viện sĩ Châu Văn Minh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đây là nguyên liệu chiến lược, không thể thay thế đối với nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia phát triển.

GS.Viện sĩ Châu Văn Minh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

GS.Viện sĩ Châu Văn Minh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Với trữ lượng tài nguyên đất hiếm được đánh giá là đứng thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc, Việt Nam đang được coi như một nhà cung cấp nguyên liệu đất hiếm tiềm năng trong tương lai. Vậy những, đến nay Việt Nam vẫn chưa khai thác và chế biến hiệu quả được mỏ đất hiếm nào.

Cùng với nguyên nhân về thị trường tiêu thụ, một trong những nguyên nhân chính theo GS.Viện sĩ Châu Văn Minh là do Việt Nam chưa có công nghệ khai thác, chế biến đất hiếm, một lĩnh vực các nước giữ độc quyền, không chuyển giao công nghệ.

>>> Ai giúp Nhật Bản thoát phụ thuộc đất hiếm Trung Quốc?

Cũng theo Cục Công nghiệp, trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam vào khoảng 22 triệu tấn. Các mỏ đất hiếm ở Việt Nam có quy mô từ trung bình đến lớn, chủ yếu là đất hiếm nhóm nhẹ (nhóm lantan – ceri), có nguồn gốc nhiệt dịch và tập trung ở vùng Tây Bắc như Lào Cai, Yến Bái và Lai Châu. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ chế biến đất hiếm, chưa chế biến được các sản phẩm thủy luyện và chiết tác các oxit đất hiếm riêng rẽ phục vụ nhu cầu trong nước và nước ngoài.

Trước đó ngày 18/07/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 866/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045. Trong đó, định hướng phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đất hiếm một cách đồng bộ, hiệu quả và bền vững.

Có thể bạn quan tâm

  • Đất hiếm, cần chính sách và nguồn lực để phát triển

    15:00, 21/10/2023

  • Ai giúp Nhật Bản thoát phụ thuộc đất hiếm Trung Quốc?

    03:00, 17/08/2023

  • Việt Nam có được hưởng lợi từ đất hiếm?

    04:00, 20/07/2023

  • Trung Quốc đánh mất dần lợi thế đất hiếm

    04:36, 16/08/2022

DƯƠNG THÀNH