Cần xây dựng đề án tổng thể phát triển đường sắt đô thị TP.HCM
"TP.HCM cần xây dựng đề án tổng thể, vấn đề cụ thể như: đường sắt đô thị, cảng biển, điện mặt trời ấp mái… trên cơ sở đó huy động nguồn vốn lớn để hoàn thiện".
>>Thủ tướng "thúc" tiến độ 86 dự án giao thông trọng điểm
Đó là chỉ đạo và kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp của Ban chỉ đạo triển khai Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, ngày 26/11/2023 tại TP.HCM.
Đi vào từng vấn đề cụ thể…
Đánh giá và kết luận tại phiên họp, Thủ tướng cho rằng trong 4 tháng thực hiện Nghị quyết 98/2023, các bộ ngành và TP.HCM có tư duy, nhận thức, cách tiếp cận tốt hơn. Nghị quyết mới đã tạo công cụ, động lực, niềm tin thúc đẩy phát triển TP.HCM đi đúng hướng.
Các thành quả phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM trong 10 tháng đầu năm 2023, điển hình là tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước có một phần từ sự thôi thúc của Nghị quyết 98.
Song, Thủ tướng cũng nhận định, một số bộ ngành tư tưởng chưa thông, cách làm dè dặt, cách tiếp cận chưa đúng và chưa trúng. Do đó, sắp tới cần tiếp cận chính sách với tinh thần “tấn công mạnh mẽ, chủ động hơn nữa, sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa”.
Đi vào từng vấn đề cụ thể, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng tình với việc xây dựng đề án tổng thể phát triển đường sắt đô thị TP.HCM, trên cơ sở đó huy động nguồn vốn lớn để hoàn thiện, chứ không làm lặt vặt từng dự án nhỏ lẻ.
Bởi, Theo Thủ tướng, đề án tổng thể sẽ giúp rút ngắn quy trình, bớt lãng phí thời gian, thủ tục hành chính.
“Trong buổi gặp gỡ Chủ tịch Ngân hàng Thế giới mới đây, 2 bên đã thống nhất phương pháp này để xoay chuyển tình thế. Việc đầu tư 200 km đường sắt đô thị của TP.HCM nếu làm từng đoạn, tuyến tuyến vừa mất thời gian thủ tục hành chính, vừa không có bài toán tổng thể, xuyên suốt", Thủ tướng nhấn mạnh.
Cũng theo Thủ tướng, hiện TP.HCM có 8 tuyến đường sắt đô thị và 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray với tổng chiều dài khoảng 220 km, tổng vốn đầu tư ước hơn 25 tỉ USD. Dù vậy đến nay, TP.HCM mới có tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài 19,7 km dự kiến hoàn thành cuối năm 2023 và tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương) sẽ khởi công năm 2024, hoàn thành năm 2032. Các tuyến khác mới chỉ dừng lại ở công tác chuẩn bị đầu tư và kêu gọi đầu tư.
"Trong khi đó, Kết luận số 49-KL/TW năm 2023 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2035 phải hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP.HCM. Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM đánh giá việc hoàn thành 200 km đường sắt đô thị trong 12 năm tới là một mục tiêu rất lớn, và nếu tiếp tục cách làm tương tự 20 năm qua thì không thể thực hiện.
Do vậy, Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM cần xin ý kiến Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, để xây dựng đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị nhằm cụ thể hóa mục tiêu theo Kết luận 49-KL/TW năm 2023 của Bộ Chính trị", Thủ tướng nêu.
>>TP.HCM bổ sung gần 5.000 tỉ đồng cho đầu tư công
… và đẩy nhanh tiến độ, thực hiện thủ tục rút gọn …
Về những vướng mắc đối với 2 nghị định của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ soạn thảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đơn vị cần đẩy nhanh tiến độ, thực hiện theo thủ tục rút gọn, chậm nhất tháng 1/2024 phải trình Chính phủ ban hành.
Cụ thể, Bộ Tài chính sớm hoàn thiện hồ sơ nghị định quy định lãi vay, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao). Còn Bộ Nội vụ hoàn thiện hồ sơ nghị định quy định việc bầu, tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức làm việc tại xã, thị trấn và cán bộ phường của TP.HCM.
Về điện mặt trời áp mái trụ sở cơ quan nhà nước, Thủ tướng yêu cầu trong tháng 12/2023, Bộ Công thương phải ban hành quy định chung cho cả nước. Bởi, theo Thủ tướng, việc phát triển điện áp mái là rất cần thiết, vừa phát huy nguồn lực xã hội, cơ quan nhà nước trong phát triển năng lượng tái tạo, tiết kiệm, đúng xu hướng.
Đối với đề án xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Thủ tướng nhấn mạnh chủ trương đã có, Bộ GTVT và UBND TP.HCM cần thể chế hóa, đưa vào quy hoạch, hoàn thành trong quý 1/2024.
"Bao giờ cái mới cũng có ý kiến khác nhau, TP.HCM cùng Bộ GTVT, Bộ TN-MT đánh giá kỹ về vấn đề bảo vệ rừng ngập mặn và vấn đề cạnh tranh với Cái Mép - Thị Vải. Qua số liệu phân tích, tôi thấy thuyết phục, còn dư địa để phát triển chứ không phải cạnh tranh nhau. Song, về nguyên tắc, việc bảo vệ lợi ích quốc gia, giữ gìn tài sản thiên nhiên ban tặng là hết sức lưu ý", Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đồng tình với nhiều đề xuất của TP.HCM về đề án trung tâm tài chính quốc tế, tăng mức tham gia của ngân sách vào dự án BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao), BT, khai thác sông Sài Gòn… và giao các bộ ngành phối hợp TP.HCM giải quyết, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng.
Có thể bạn quan tâm
Nghị quyết 98 TP.HCM: 22 nhiệm vụ cơ bản đã hoàn thành
12:03, 26/11/2023
Bộ máy hành chính TP Thủ Đức được sắp xếp ra sao sau Nghị quyết 98?
03:00, 05/09/2023
TP.HCM sẽ triển khai 9 nội dung cụ thể Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù
00:00, 20/09/2023
Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù TP.HCM: “Cơ hội để TP hành động quyết liệt”
10:33, 08/07/2023
Cần có cơ chế đặc thù cho phát triển điện khí LNG tại Việt Nam
11:39, 22/11/2023
Sửa Luật Đất đai: Cân nhắc việc bãi bỏ một số cơ chế đặc thù tại các tỉnh thành
04:00, 01/11/2023
Xử lý nghiêm nhà thầu lợi dụng cơ chế đặc thù để khai thác khoáng sản
05:30, 05/11/2023
Nghị quyết cơ chế đặc thù công trình giao thông đường bộ: “Thí nghiệm” cho cải cách thể chế
04:00, 11/11/2023