Doanh nghiệp cần “trợ thở” khi “tái mở cửa” nền kinh tế
Khi chấp nhận mở cửa nền kinh tế, doanh nghiệp cần được hỗ trợ nguồn tài chính, nhân lực và đặc biệt là tháo gỡ vướng mắc chính sách.
Việc phục hồi kinh tế là vấn đề lớn song song với phòng chống dịch COVID-19. Thậm chí, khi chiến lược chống dịch thay đổi, vai trò của phục hồi kinh tế lại lớn hơn nhiều lần. Do đó, cần phải gỡ từ các mục tiêu xung đột, để việc chống dịch không mâu thuẫn với phục hồi kinh tế, tránh suy thoái kinh tế.
Theo ông Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nút thắt, vướng mắc lớn nhất là doanh nghiệp kẹt cứng ở mô hình “Zero Covid” và cách sống chung an toàn với Covid. Nếu không gỡ được tư duy này thì không thể gỡ được cho doanh nghiệp.
Do đó, khi chiến dịch chống dịch được thay đổi, yêu cầu mở cửa cần phải áp đặt cân bằng hai mục tiêu vừa chống Covid-19 vừa phát triển kinh tế. Cụ thể, đối với doanh nghiệp, có nhiều vấn đề cần quan tâm.
Thứ nhất là câu chuyện khôi phục mở cửa kinh tế với thế giới, đặc biệt là việc xuất khẩu. Cần tạo điều kiện đầy đủ cho doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu chứ không thể ngăn cấm hay áp đặt về vấn đề giao thông vì sẽ cản trở vấn đề di chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu vật tư… Khi đã tiêm phòng trên toàn diện rộng thì vấn đề Covid-19 lây nhiễm không còn quá nghiêm trọng.
Thứ hai là câu chuyện nhân lực lao động cho doanh nghiệp. Làm thế nào để thu hút họ trở về các thành phố. Đặc biệt là, với trách nhiệm của doanh nghiệp bất động sản. Phải làm sao để công nhân có nhà ở ổn định ở các khu công nghiệp để họ an cư, an tâm sản xuất kể cả khi xảy ra ra dịch bệnh khác. Phải biến kế hoạch tạo dựng nhà ở cho người lao động sớm thành hiện thực.
Thứ ba, với nhóm tiêu dùng thì cần phải bảo đảm thị trường mở cửa trở lại. Vấn đề an sinh xã hội cho người dân nói chung, người nghèo, người lao động phải được đáp ứng tốt nhất để từ đó kích cầu tiêu dùng.
Thứ tư là vốn vay cho doanh nghiệp, phải quan tâm đến hai vấn đề: nếu vay của dân bằng trái phiếu hay công cụ nào thì phải trả lãi suất cao? Thứ nữa, là tiền tích trữ cần phải chi tiêu luôn vì không phải lúc này thì còn lúc nào nữa.
Thứ năm, thủ tục và chính sách hiện nay còn rất vướng. “Câu chuyện thực thi pháp luật tệ là vấn đề lớn. Thực tế, những người làm chính sách không phải là người thực thi chính sách. Người cao hơn là người ban hành quyết định, người đưa vấn đề vào cuộc sống lại là người khác. Nhưng ban hành quyết định là một chuyện, triển khai, thực thi lại là một việc khác. Tôi cho rằng Quốc hội cần ban hành nghị quyết tháo gỡ vướng mắc ở các thủ tục, chính sách cần thiết”, ông Dũng bày tỏ.
Đồng quan điểm, Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, cần xoá bỏ giấy phép con trong lộ trình mở cửa nền kinh tế.
Cùng với đó, cần hỗ trợ “tiếp máu” cho doanh nghiệp bằng các chính sách tài khoá. Nếu chỉ có ngân hàng giảm lãi suất thì không đạt được kết quả tích cực nhất. Vì vậy, cần có các chính sách, các quỹ bảo lãnh ngân hàng. Cần nhấn mạnh rằng, chính sách tài khoá phải tích hợp với chính sách tiền tệ phải kết hợp để “bơm máu” cho doanh nghiệp…
Về hỗ trợ cho doanh nghiệp, ông Lê Doãn Hợp, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền chia sẻ, nhiều quốc gia đã áp dụng nhiều chính sách khác nhau để hỗ trợ cho doanh nghiệp, ví dụ như Hoa Kỳ, gói hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng 30% GDP của các nước; con số này ở Nhật Bản là 50% GDP.
Bởi lo cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể lo cho người lao động cũng đồng nghĩa với việc lo cho tiềm lực quốc gia, trụ cột của quốc gia và cũng chính là lo cho dân.
“Đã đến lúc chúng ta cần hoạch định rõ ràng cho tương lai, để sống cho hiện tại và bền vững về sau. Để làm được điều đó, đầu tiên cần sửa là cơ chế. Cái gì Nhà nước không cấm thì cần mở ra cho doanh nghiệp làm. Cần cơ chế cho doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, bền vững hơn thì doanh nghiệp mới phát triển, đi lên được”, ông Hợp khuyến nghị.
Có thể bạn quan tâm
Diễn đàn Doanh nghiệp cộng hưởng các nguồn lực để phụng sự cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp
13:35, 13/10/2021
ĐBQH, doanh nhân Nguyễn Quang Huân: 4 yếu tố để doanh nghiệp phát triển bền vững
10:30, 13/10/2021
Hải Dương: Cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp vượt bão COVID-19
10:00, 13/10/2021
Thủ tục tiếp cận vốn vay còn “bó chân” doanh nghiệp
08:30, 13/10/2021
Hiến định vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân
04:00, 13/10/2021