Doanh nghiệp “khát” vốn để phục hồi sản xuất

THÙY LINH 01/12/2021 14:41

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ, trong khi Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, 8 tháng đầu năm nay tổng kim ngạch thương mại 2 chiều Việt – Mỹ đạt 73 tỉ USD.

>> Cơ hội nào cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam?

Dự báo cả năm nay kim ngạch sẽ cán mốc 100 tỉ USD, 5 năm gần đây trung bình mỗi năm hàng Việt Nam  xuất sang Mỹ tăng 230% chủ yếu là gỗ, da giầy, dệt may, từ Mỹ vào Việt Nam tăng 175% tập trung vào chế tạo, chế biến, năng lượng sạch, hàng không, y tế, dược phẩm.

Quý 4, nhiều doanh nghiệp sản xuất đang hồi phục nước rút kéo theo nhu cầu vốn tăng vọt để phục hồi sản xuất. Tuy nhiên việc đứt gãy dòng tiền, tình hình kinh doanh khó khăn khiến doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn vay từ ngân hàng trở nên mong manh. Theo ngân hàng nhà nước việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng có thể làm giảm chất lượng tín dụng, gia tăng nợ xấu vì thế cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ tài chính về việc gia hạn giảm các khoản phí, lệ phí đã giảm trong năm 2021 đến hết tháng 6 năm 2022. Và cho phép áp dụng trình tự thủ tục rút gọn có hiệu lực thi hành ngay để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp người dân và cả các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch COVID - 19. Trước đó năm 2020 và 2021 hàng loạt phí, lệ phí đã được giảm từ 10 – 50%.

Chương trình Tạp chí “Phát triển sản phẩm chủ lực” được phát sóng trên kênh Hanoitv, mỗi tuần 3 số phát sóng trên kênh của Đài:

+ Phát chính vào lúc 10h50 Thứ 2 – phát lại lúc 08h00 Thứ 5

+ Phát chính vào lúc 10h50 Thứ 3 – phát lại lúc 13h50 Chủ nhật

+ Phát chính vào lúc 11h00 Thứ 4 – phát lại lúc 13h50 Thứ 6

Chương trình hứa hẹn sẽ mang lại những thông tin hữu ích về những vấn đề kinh tế vĩ mô, định hướng sản xuất, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, hình thành “chuỗi cung ứng” thích ứng với trạng thái “bình thường mới” của nền kinh tế phù hợp với định hướng chính sách Đảng và Nhà nước, tập trung ưu tiên, phát triển các sản phẩm mang thương hiệu quốc gia phục vụ nhu cầu trong nước và hướng đến phát triển xuất khẩu góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Chương trình có sự đồng hành của Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Công ty Cổ phần lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR).

Có thể bạn quan tâm

  • Cơ hội nào cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam?

    Cơ hội nào cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam?

    01:00, 05/08/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Ưu đãi thuế TNDN với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Ưu đãi thuế TNDN với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển

    19:49, 10/06/2021

  • Nâng “chất” doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

    Nâng “chất” doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

    15:40, 26/01/2021

THÙY LINH