Phát triển cụm công nghiệp làng nghề còn nhiều điểm vướng
Phát triển cụm công nghiệp làng nghề được kỳ vọng là hạt nhân đổi mới sáng tạo tại nông thôn, nhân tố thúc đẩy cơ khí hóa, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất.
>>> Thái Bình: Nhiều doanh nghiệp phát triển kinh doanh từ làng nghề
Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Như Chinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt N
am về cụm công nghiệp làng nghề Việt Nam hiện nay. Với số lượng hơn 2.000 làng nghề truyền thống có từ 100 năm tuổi trở lên, các làng nghề Việt Nam đã sản xuất ra hàng ngàn loại sản phẩm trong nhiều lĩnh vực, đóng góp cho thị trường xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho ngân sách.
Tuy nhiên, đánh giá khách quan cho thấy, việc phát triển làng nghề truyền thống ở nước ta còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Đó là, công nghệ và máy móc thiết bị lạc hậu, vốn đầu tư hạn chế (80% cơ sở không đủ điều kiện đầu tư vốn cải tiến thiết bị công nghệ hiện đại). Sản xuất thiếu ổn định, nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ nhu cầu sản xuất còn phụ thuộc và thụ động, chất lượng nguyên liệu bảo quản chưa đáp ứng yêu cầu.
Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong phát triển làng nghề ở nông thôn còn nhiều yếu kém. Trong bối cảnh đó, phát triển cụm công nghiệp làng nghề là giải pháp để giải quyết nhiều vấn đề của làng nghề.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thừa nhận rằng cụm công nghiệp làng nghề là sự kết hợp giữa tính chất của “cụm công nghiệp” và tính “làng” của các làng nghề ở Việt Nam. Đặc điểm của các cụm công nghiệp làng nghề có nhiều nét tương đồng với cụm công nghiệp như vị trí địa lý, lao động.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Hải, Chủ nhiệm Hợp tác xã chè La Bằng, cho biết hiện nay trên cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng có nhiều cụm công nghiệp làng nghề đang tồn tại, nhưng sự phát triển nói chung còn yếu, chưa phát huy được tiềm năng vốn có.
Theo bà Hải, các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp của làng nghề được miễn tiền thuê đất 11 năm và được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư.
Còn ông Nguyễn Văn Lưu, Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tại tỉnh Hải Dương thì nhận xét: "Nhân lực lao động làng nghề, người lao động đa số muốn làm việc nhẹ lương cao, muốn làm tại các công ty, nhà máy ở các khu công nghiệp, việc tuyển dụng lao động đã khó, khi tuyển được họ không có nghề. Nhiều cơ sở sản xuất phải tự đào tạo nghề, khi có nghề rồi các cơ sở khác lại nhòm ngó, câu kéo sau dần mất lao động…".
Tuy nhiên trên thực tế, những khu vực hạ tầng kỹ thuật này thường chỉ là một phần rất nhỏ so với toàn bộ làng nghề xét cả về diện tích và số lượng các cơ sở sản xuất. Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp mang lại lợi ích lớn cho tất cả các bên liên quan, bao gồm các doanh nghiệp và cộng đồng, dẫu vậy liên kết này chưa thực sự phát triển.
Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tại tỉnh Hải Dương ông Nguyễn Văn Lưu chia sẻ rằng: vừa qua do dịch bệnh COVID-19 nên ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại, phát triển của kinh tế làng nghề, Hải Dương cũng không phải ngoại lệ, do sức mua tiêu thụ sản phẩm làng nghề giảm mạnh nên sản xuất hàng hóa làng nghề bị ngưng trệ chao đảo, một số cơ sở sản xuất bị phá sản, đó là những báo động rất đáng lo ngại hiện nay.
Ông Bùi Quang Huân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề tỉnh Thái Nguyên, cho rằng hiện nay việc quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề chưa tốt, xây dựng cơ sở hạ tầng chưa phù hợp đã gây lên những hệ lụy xấu cho kinh tế, xã hội tại các địa phương, nhất là vấn đề môi trường. "Việc quản lý các cụm công nghiệp làng nghề còn lúng túng, buông lỏng, chưa theo kịp với đòi hỏi của quá trình phát triển và hoạt động của các làng nghề".
>>> Nam Định: Phát triển kinh tế từ làng nghề truyền thống
Hiện nay thực trạng quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề chưa tốt, xây dựng cơ sở hạ tầng chưa phù hợp đã gây lên những hệ lụy xấu cho kinh tế, xã hội tại các địa phương, nhất là vấn đề môi trường. Chính vì vậy, rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải có những giải pháp, những cơ chế chính sách tổng hợp hay tạo ra một môi trường tốt nhất với hạ tầng cơ sở thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực liên kết với nhau để gỡ những điểm vướng, phát triển cụm công nghiệp làng nghề.
Có thể bạn quan tâm
Thái Bình: Nhiều doanh nghiệp phát triển kinh doanh từ làng nghề
00:52, 25/09/2022
2-6/11: Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18
08:18, 26/10/2022
Nam Định: Phát triển kinh tế từ làng nghề truyền thống
01:46, 17/07/2022
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển kinh tế du lịch
20:21, 07/07/2022