"Điểm sáng" trong vận tải thuỷ nội địa

Bài - Ảnh: THY HẰNG - HỒNG MINH 08/07/2023 07:25

Cục trưởng Bùi Thiên Thu nhấn mạnh, việc hình thành được một cảng như Cảng Thái Hà là một điểm sáng trong vận tải thuỷ nội địa cũng như trong việc kết nối các phương tiện vận tải.

>>>Từ 1/1/2023, Hải Phòng giảm 50% phí hạ tầng cảng biển với hàng thuỷ nội địa

Cảng Thái Hà thuộc Công ty Cổ phần Cảng Thái Hà vừa được khánh thành và đưa vào khai thác tại huyện Lý Nhân, Hà Nam. Đây là Cảng thủy nội địa nằm giữa trung tâm kết nối 4 tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên và Ninh Bình.

Lễ khánh thành Cảng Thái Hà

Lễ khánh thành Cảng Thái Hà - Cảng thủy nội địa nằm giữa trung tâm kết nối 4 tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên và Ninh Bình. 

Ông Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam cho biết, việc đầu tư cho đường thuỷ nội địa thời gian qua còn chưa nhiều, nhưng cố gắng sẽ dành nhiều hơn ngân sách hơn cho loại hình vận tải này như nạo vét, xử lý điểm khan cạn… của thuỷ nội địa.

“Đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư là định hướng quan trọng. Theo đó, Nhà nước đầu tư về hạ tầng luồng, lạch, hoa tiêu, báo hiệu và hạ tầng kết nối với cảng thuỷ nội địa. Còn doanh nghiệp tư nhân sẽ đầu tư tốt hơn cho hạ tầng cảng. Doanh nghiệp vận tải đầu tư phương tiện vận tải tốt hơn… Như vậy để một cảng hoạt động tốt phải có Nhà nước và tư nhân với sự hỗ trợ của Chính quyền địa phương”, Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa nhấn mạnh. Đồng thời cho biết doanh nghiệp đẩy mạnh thu hút nguồn hàng, đặc biệt là hàng hoá xuất nhập khẩu.

Việc hình thành được một cảng như Cảng Thái Hà là một điểm sáng trong vận tải thuỷ nội địa cũng như trong việc kết nối các phương tiện vận tải

Cục trưởng Bùi Thiên Thu nhấn mạnh, việc hình thành được một cảng như Cảng Thái Hà là một điểm sáng trong vận tải thuỷ nội địa cũng như trong việc kết nối các phương tiện vận tải

Bước tiếp theo để cảng hoạt động hiệu quả đó là sự ủng hộ mạnh mẽ, cụ thể của hải quan. Do đó lưu ý Lãnh đạo Cảng Thái Hà nghiên cứu, có định hướng hoàn thiện để phát huy tiềm năng nằm trên hành lang số 2.

“Lãnh đạo cảng nghiên cứu về điểm thông quan và làm việc với địa phương về đường kết nối, quỹ đất sau cảng. Đây mới là giai đoạn đầu, doanh nghiệp cần định hướng tới năm 2030 và sau đó, đặc biệt đối với hàng container nhu cầu sẽ rất lớn. Việc hình thành được một cảng như Cảng Thái Hà là một điểm sáng trong vận tải thuỷ nội địa cũng như trong việc kết nối các phương tiện vận tải”, Cục trưởng Bùi Thiên Thu nhấn mạnh.

>>>“Èo uột” đường thủy nội địa

Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Công ty Cổ phần Cảng Thái Hà cho biết, cơ sở hạ tầng giai đoạn 1 của cảng Thái Hà có tổng diện tích 9,3 ha. Cảng được xây dựng ở vị trí địa lý thuận lợi khi nằm giữa trung tâm kết nối 4 tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên và Ninh Bình. Giao thông đường thủy trong đỉnh tam giác, kết nối tuyến hành lang số 2 trên trục ngã ba sông Hồng và sông Luộc. Khu vực Cảng nằm ngoài phía hạ lưu cầu Thái Hà ra cửa Biển Ba Lạt, nơi có cốt luồng sâu và thủy diện rộng nên không bị ảnh hưởng tới tĩnh không cầu Thái Hà.

ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Công ty Cổ phần Cảng Thái Hà

Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Công ty Cổ phần Cảng Thái Hà mong địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình kết nối với cảng.

Không chỉ thông thuận về đường thủy, cảng Thái Hà còn nằm ở vị trí thuận lợi trong kết nối giao thông đường bộ, đường sắt. Cảng nằm gần cầu Thái Hà, kết nối giữa Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình; cầu Hưng Hà kết nối với tỉnh Hưng Yên, Hà Nội, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Vị trí kết nối của cảng đi các khu công nghiệp trong tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận từ 22 km đến 30 km, rất thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu.

Công ty Cổ phần Cảng Thái Hà hiện đã đầu tư 4 cầu cảng, trong đó 3 cầu cảng đã hoàn thiện lắp thiết bị, sẵn sàng đưa vào sử dụng, đủ tiêu chuẩn để đón tàu biển và tàu SB có trọng tải đến 3.500 tấn; 3 cẩu bờ chân đế cố định, trong đó 2 cẩu có sức nâng 40 tấn và 1 có sức nâng 36 tấn; gầu ngoạn hàng rời chuyên dùng có 4 chiếc; 2 phễu đổ hàng rời; các thiết bị khai thác hàng container: Xe nâng/hạ cont Reachstacke, khung cẩu container 20f/40f; trạm cân 120 tấn, nhà kho.

Cảng đang làm hồ sơ trình lên Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Hà Nam Ninh, Chi cục Hải quan Hà Nam để xin phép chấp thuận cho Cảng Thái Hà được phép làm điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất nhập khẩu.

Lãnh đạo Cảng Thái Hà đang làm hồ sơ trình cơ quan liên quan để xin chấp thuận được phép làm điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất nhập khẩu.

“Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại tỉnh Hà Nam sẽ được hưởng lợi về thời gian, thủ tục một cửa thuận tiện, nhanh chóng, giảm chi phí phát sinh đi lại, tận thu được các nguồn thu xuất nhập khẩu về ngân sách của tỉnh”, Chủ tịch Cảng Thái Hà chia sẻ.

Lãnh đạo Cảng Thái Hà cam kết không ngừng phát triển và tăng trưởng trên nền tảng vững chắc, tăng cường nguồn lực, tối ưu hóa quy mô và phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp để mang đến những giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ tàu, sà lan ra vào Cảng được thuận tiện nhanh chóng, lãnh đạo Cảng đã làm việc với Cảng vụ đường thủy KV2 đặt một văn phòng đại diện để tiếp nhận các thủ tục ngay tại Cảng.

Hiện nay, Cảng đang làm hồ sơ trình lên Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Hà Nam Ninh, Chi cục Hải quan Hà Nam để xin phép chấp thuận cho Cảng Thái Hà được phép làm điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất nhập khẩu.

Lãnh đạo các Cục thuộc Bộ GTVT, Bộ Công Thương, Chính quyền tỉnh Hà Nam, Hiệp hội Logistics Việt Nam và Cảng Thái Hà thực hiện nghi thức khánh thành cảng.

Lãnh đạo các Cục thuộc Bộ GTVT, Bộ Công Thương, Chính quyền tỉnh Hà Nam, Hiệp hội DN DV Logistics Việt Nam và Cảng Thái Hà thực hiện nghi thức khánh thành cảng.

Bên cạnh đó, Cảng Thái Hà cũng đang trình lên Cục Đường thủy nội địa Việt Nam xin nâng cấp cảng và chấp thuận cho Cảng được phép tiếp nhận tàu nước ngoài ra vào neo đậu và làm hàng hóa xuất nhập khẩu.

“Để khai thác hiệu quả Cảng thủy nội địa Thái Hà, doanh nghiệp mong nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình kết nối, nhằm giảm chi phí cho các doanh nghiệp vận tải hàng hóa và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào tỉnh Hà Nam”, ông Bình nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Nghệ An “cấp tốc” kiểm tra việc chấp hành trật tư giao thông đường thuỷ nội địa

    03:00, 15/06/2023

  • Kênh Đáy – Ninh Cơ (Nam Định): Mở thêm triển vọng cho vận tải thủy nội địa

    11:48, 13/05/2023

  • “Cung đường vàng” vận tải thủy nội địa

    17:10, 18/04/2023

  • Nghệ An: Đình chỉ hoạt động bến thuỷ nội địa hết phép vẫn vận hành

    15:16, 12/04/2023

  • Từ 1/1/2023, Hải Phòng giảm 50% phí hạ tầng cảng biển với hàng thuỷ nội địa

    04:00, 20/12/2022

  • “Èo uột” đường thủy nội địa

    00:06, 24/11/2022

Bài - Ảnh: THY HẰNG - HỒNG MINH