Ai đang dẫn dắt phát triển đô thị? (Kỳ III): Xu thế tăng trưởng đô thị thông minh

GS Wann Ming Wey – Đại học Quốc gia Đài Bắc 23/09/2018 17:30

Hiện nay trong phát triển và quản lý đất đô thị đã có những động thái bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các kế hoạch phát triển đó được gọi là “Tăng trưởng thông minh”.

Thành phố mới Đài Bắc xây dựng nhiều công trình nén thay thế cho các công trình xây dựng truyền thống chiếm nhiều diện tích đất

Thành phố mới Đài Bắc xây dựng nhiều công trình nén thay thế cho các công trình xây dựng truyền thống chiếm nhiều diện tích đất

Tăng trưởng thông minh nhấn mạnh vào sử dụng đất nén, định hướng giao thông công cộng, người dân có thể đi bộ tới nhiều chức năng khác nhau, thân thiện với môi trường... Sự chuyển đổi trên dẫn đến sự hình thành Mạng lưới Tăng trưởng thông minh.

Cung cấp nhiều loại hình nhà ở

Mạng lưới này do Cục bảo vệ môi trường Mỹ thành lập và hiện có hơn 40 tổ chức tham gia với nhiều mối quan tâm lợi ích khác nhau. Mạng lưới này do một nhóm người điều hành, bao gồm các nhà quy hoạch, kiến trúc sư, các công ty đầu tư tư nhân và công dân thành phố.

Nguyên tắc của thiết kế tăng trưởng thông minh gồm: Cung cấp công cụ cho cộng đồng để lồng ghép nhiều thiết kế xây dựng công trình nén hơn thay thế cho các công trình xây dựng truyền thống chiếm nhiều diện tích đất; cung cấp nhiều loại hình nhà ở với nhiều mức diện tích và giá cả; cung cấp nhiều sự lựa chọn về giao thông để cải thiện hệ thống giao thông hiện tại còn yếu kém...

Sau một thời gian thử nghiệm, đặc biệt là ở Thành phố mới Đài Bắc – Đài Loan, tăng trưởng đô thị thông minh đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người khi quy hoạch đô thị với những đặc điểm sau: Thiết kế mạng lưới đường xá theo hướng giảm độ dài của con phố theo cấu trúc dạng ô để có thể phân luồng giao thông thông thoáng hơn; khu vực dân cư mật độ cao được bố trí xung quanh khu vực kinh doanh buôn bán, giải trí và cơ quan nhà nước; sử dụng đất hỗn hợp nhiều hơn để giảm số lượt đi lại bằng phương tiện giao thông; cư dân sinh sống tiếp cận dễ dàng hơn tới khu vực bán lẻ và giao thông công cộng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống; khu vực sống thân thiện với người đi bộ.

Để thực hiện ý tưởng tăng trưởng thông minh cần phải có hợp tác công – tư. Có như vậy mới đạt được tăng trưởng kinh tế mà không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, không gây tắc nghẽn giao thông và không huỷ hoại môi trường; giảm sự đầu tư công vô ích vào phát triển đô thị tràn lan.

Cân bằng mục tiêu 4 bên

Chúng ta phải chấp nhận một thực tế là sẽ có xung đột trong quản lý các nhóm dân cư khác nhau. Để có biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả phải hài hoà mục tiêu của 4 nhóm liên quan gồm: Nhà quy hoạch chính phủ, nhà môi trường học, nhà bảo tồn và nhà đầu tư phát triển đất.

Trong đó, Nhà quy hoạch Chính phủ có mục tiêu phân bổ đất đai phù hợp với tăng trưởng thông minh. Cán bộ quy hoạch quan tâm đến phát triển những khu vực được ưu tiên đầu tư. Những khu vực này là khu vực mục tiêu để xúc tiến tái phát triển những khu vực đô thị xuống cấp và tối đa hoá năng lực hiện tại của các công trình. Quy hoạch cũng quan tâm đến việc giảm thiểu những lô đất có mật độ thấp để giảm tình trạng phát triển đô thị tràn lan.

Nhà môi trường học có thể tối đa hoá khoảng cách từ khu đất phát triển đến những con suối và giảm thiểu tác động môi trường, tập trung phát triển các mật mã đơn vị về thuỷ văn đã có phát triển bền vững và giảm thiểu sự thay đổi toàn cầu về tính không ảnh hưởng trong phát triển đất đai.

Nhà bảo tồn đứng ở vị trí thân thiện với môi trường nhất trên dãy lợi ích của 4 bên liên quan. Bên liên quan này rất kiên định trong việc bảo vệ những khu đất chính khỏi quá trình phát triển. 

Về phía Nhà đầu tư được mô hình hoá để tối đa hoá tổng giá trị của những lô đất phát triển, nơi giá trị được tính cho một lô đất.

Tuy nhiên một trong những nhược điểm của mô hình này là nhu cầu của cộng đồng nông thôn dường như bị gạt ra ngoài khỏi những định nghĩa tiêu chuẩn của tăng trưởng thông minh.

GS Wann Ming Wey – Đại học Quốc gia Đài Bắc