Tầm nhìn từ một thương hiệu
Kinh tế trong nước tăng trưởng ổn định, tốc độ đô thị hóa được kỳ vọng tăng mạnh “bức tranh” BĐS 2019 có khá nhiều điểm sáng với nhiều yếu tố tích cực, nguy cơ “bong bóng” hay đóng ”băng” khó xảy ra.
Đây là nhận định lạc quan của Tổng giám đốc, Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC Nguyễn Minh Quang về thị trường bất động sản (BĐS) 2019. Theo ông Quang, chính từ việc phân tích đánh giá thị trường BĐS các chính sách Nhà nước là một trong yếu tố góp phần giúp cho UDIC hoạch định tối ưu hoá chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh hàng năm. Minh chứng năm 2018, doanh thu UDIC thực hiện 10.529 tỷ đồng, tăng 9,3%, lợi nhuận trước thuế đạt 2.208 tỷ đồng, tăng 7%, thu nhập bình quân người lao động là 7.361.000 đồng/người/tháng, tăng 7,7 % so với năm 2017. Tỷ suất Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu bình quân chung đạt 13,2%, trích nộp ngân sách nhà nước 750 tỷ đồng.
Nhiều yếu tố tích cực
Nhìn lại một năm đầy biến động mạnh, ông Quang cho rằng, năm 2018 thị trường BĐS đã vượt qua dự báo về một kịch bản vỡ bong bóng BĐS vào cuối năm. Bởi nửa cuối năm 2018, hàng loạt tín hiệu tích cực xuất hiện với tính thanh khoản tại một số phân khúc trở nên sôi động, nguồn vốn vay cho doanh nghiệp địa ốc trở nên đa dạng.
Ông Quang dẫn chứng, các giải pháp tích cực của Chính phủ và Bộ, ngành đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các chủ đầu tư, dự án và doanh nghiệp xây dựng, việc giải ngân các công trình, dự án trọng điểm của nhà nước đã được quan tâm cùng với sự cải thiện của thị trường BĐS...
Vì vậy, cùng với những “tên tuổi” lớn trong lĩnh vực xây dựng có lợi nhuận cao năm 2018, UDIC đã chủ động nắm bắt tình hình, nghiêm túc thực hiện những Nghị định của Chính phủ, sự chỉ đạo của TP. Hà Nội và các Sở ban ngành, triển khai có hiệu quả một số giải pháp hỗ trợ sản xuất, tiết giảm chi phí, đổi mới công nghệ triển khai áp dụng phần mềm “Mô hình hóa thông tin công trình BIM” trong xây lắp… nhằm nâng cao năng lực, nên về cơ bản đã khắc phục những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
“Năm 2018 là một năm đã chứng kiến nhiều sự thay đổi của thị trường BĐS do những quy định mới của pháp luật về đất đai, xây dựng và đầu tư kinh doanh BĐS đã thực sự đi vào cuộc sống. Chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã cho thấy hiệu quả và tác động tích cực đến thị trường. Cùng với những chuyển biến đó, các dự án do UDIC làm chủ đầu tư cũng đã được đồng loạt triển khai nhằm đón đầu làn sóng đầu tư mới của thị trường như: UDIC Westlake, BT01, CT02B, Khu đô thị Nam Thăng Long, E2 Khu đô thị Yên Hòa. Đặc biệt, UDIC đã tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ Dự án Cụm công nghiệp CN3 huyện Sóc Sơn với quy mô 100ha. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành công tác GPMB, triển khai xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật tạo ra một quỹ đất dành cho sản xuất công nghiệp, logictic lớn cho Hà Nội để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước” ông Quang đánh giá.
Có thể bạn quan tâm
UDIC: Con người, công nghệ tạo sự khác biệt
23:50, 08/09/2018
“UDIC - hạ tầng nâng tầm cuộc sống”
11:42, 16/05/2018
UDIC kỷ niệm 45 năm thành lập và đón nhận huận chương lao động hạng I,II
14:59, 06/10/2016
UDIC đẩy mạnh chuyển dịch từ làm thuê sang làm chủ
11:01, 16/01/2016
“Thời điểm vàng” của thị trường bất động sản Hà Nội
17:30, 10/07/2015
Thị trường bất động sản Hà Nội qua 1 thập kỷ (KỲ III): Khó đưa ra các dự báo
07:00, 09/02/2019
Thị trường bất động sản Hà Nội qua 1 thập kỷ (KỲ II): Cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” hồi sinh dưới lốt các dự án BT
08:00, 06/02/2019
Thị trường bất động sản Hà Nội qua 1 thập kỷ (KỲ I): 5 nhược điểm cơ bản
08:00, 04/02/2019
Cũng theo ông Quang, năm 2018 UDIC đã triển khai thi công nhiều loại hình công trình, hạng mục trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành trong nước như: Dự án UDIC Westlake; Cụm công trình nhà ở khu IA 20 - KĐT Nam Thăng Long; Học viện chính sách phát triển; Trụ sở ủy ban chứng khoán Nhà nước; Nhà điều dưỡng cán bộ tỉnh Quảng Ninh; Trường Pháp Alexander Yersin; Tòa nhà SHB Đà Nẵng; Đài phát thanh truyền hình Khánh Hòa; Dự án xây mới chung cư C1 Thành Công; Dự án Đầu tư mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long; Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế…
Từ diễn biến tích cực của thị trường BĐS nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của UDIC nói riêng trong năm 2018, ông Quang dự báo, thị trường BĐS năm 2019 tiếp tục phát triển ổn định, khó có cú sốc, sự xáo trộn lớn nào dẫn tới nguy cơ xảy ra “bong bóng” hay ’đóng băng”. Bởi vai trò quản lý của Nhà nước đối với thị trường BĐS ngày càng được chú trọng. Các công cụ kiểm soát thị trường như chính sách thuế, tín dụng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chủ trương đầu tư các dự án... vẫn đang tiếp tục phát huy hiệu quả.
Đặc biệt, nhu cầu mua đất làm tài sản vẫn là kênh đầu tư được ưa chuộng của người dân vì, đất nền vẫn là kênh đầu tư và trú ẩn an toàn khi thị trường có biến động. Ông Quang cũng lưu ý, tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập CPTPP, cùng với tác động tích cực của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 làm mở rộng các nguồn vốn đầu tư nhất là từ các quỹ nước ngoài vào nước ta trong đó có dòng vốn vào thị trường BĐS. Cùng với đó, lượng người từ các tỉnh vệ tinh ra thành phố lao động và kỹ sư nước ngoài đến Việt Nam làm việc tăng cao nên nhu cầu nhà ở sẽ rất lớn ở nhiều phân khúc có thể làm tăng khả năng cầu vượt cung, tạo ra áp lực tăng giá BĐS.
Còn về mặt điều hành, chính sách tín dụng BĐS theo ông Quang, hiện đang được ngân hàng kiểm soát hiệu quả. Dư nợ tín dụng đang ở mức cho phép, lãi suất được duy trì tương đối ổn định. Việc NHNN siết chặt cho vay đối với lĩnh vực BĐS để tập trung vào sản xuất kinh doanh khiến việc tiếp cận vốn của các dự án BĐS gặp nhiều khó khăn hơn như: Thông tư số 19/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 28/12/2017 sửa đổi, bổ sung Điều 17 Thông tư 36, quy định kể từ ngày 1/1/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn (trước đây là 45%). Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản là 200%.cThông tư 41/2016/TT-NHNN hệ số an toàn vốn (CAR) được giảm từ 9% xuống 8%; Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Chỉ thị 04 04/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 2/8/2018.
Ông Quang cho rằng, việc siết tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là phù hợp, đây là tín hiệu tích cực chứ không phải là tiêu cực, vì hiện nay dư nợ tín dụng cho vay với việc để mua và thuê nhà đã vượt quá mức giới hạn, nhiều khoản vay đầu tư lẫn lộn với vay tiêu dùng dẫn đến ”bong bóng” BĐS có thể xảy ra, gây hệ lụy cho cả nền kinh tế mà nạn nhân chính là ngân hàng. Đặc biệt, việc Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp ngày 04/12/2018 theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ sẽ là cơ hội ”vàng” giúp các doanh nghiệp phát triển.
Kịch bản 2019 cho UDIC?
Để hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng 7% - 8% so với 2018, ông Quang chia sẻ, UDIC sẽ khắc phục những tồn tại bất cập còn tồn tại năm 2018 bằng các giải pháp cụ thể như, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư, các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Tập trung quản lý hiệu quả nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm. Đặc biệt việc quản lý giá thành công trình, tối ưu hoá biện pháp tổ chức thi công, sử dụng vật tư tiết kiệm, tạo sự cạnh tranh về giá thầu.
Bên cạnh đó, UDIC đổi mới phương thức quản lý bằng cách ứng dụng công nghệ hiện đại, tin học hóa từ khâu đấu thầu đến quản lý tiến độ, chất lượng thi công, theo dõi, quản lý việc thực hiện hợp đồng, lưu trữ hồ sơ tài liệu, số liệu… Áp dụng có hiệu quả phần mềm EFFECT trong công tác quản lý. Tiếp tục ứng dụng sâu rộng mô hình thông tin công trình BIM trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của khối thi công xây lắp. Trang bị cho các nhân viên của mình kiến thức về Đấu thầu qua mạng (E-Bidding) để mạnh dạn tham gia đấu thầu qua mạng tiếp tục bổ sung nguồn việc cho khối Thi công xây lắp trong thời gian tới.
Mặt khác, UDIC mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư chiều sâu tạo ra nhiều sản phẩm mới có hàm lượng chất xám cao, hướng đến sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, năng lượng, giá thành hạ, tạo lợi thế cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm trong sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng tạo năng lực cạnh tranh cao.
Đồng thời, nghiên cứu, xem xét, lựa chọn và tiếp tục triển khai những công nghệ thi công mới để đầu tư thiết bị tương thích gồm: Công nghệ xử lý móng sâu; công nghệ thi công cọc, tường barette; công nghệ thi công thân nhà cao tầng; công nghệ thi công đường cao tốc; tiếp cận công nghệ thi công đường sắt trên cao, cầu, các công trình ngầm…
Đẩy mạnh công tác kinh doanh BĐS, tiêu thụ các sản phẩm của UDIC để thu hồi vốn nhằm tái đầu tư vào các Dự án khác sẽ khởi công trong năm 2019 và các năm tiếp theo. Chú trọng công tác quản lý sau đầu tư (cấp sổ đỏ, bảo hành, bảo trì căn hộ, dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư, dịch vụ tiện ích,...) tại các dự án nhà ở do Tổng công ty làm chủ đầu tư để tạo niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu UDIC.
”Tôi tin rầng, những giải pháp trên sẽ tiếp tục giúp UDIC haonf thành mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019 và khẳng định vị thế của một Tổng Công ty chủ lực của Thủ đô có năng lực và uy tín trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng. Hiên nay, thương hiệu UDIC không những được các đối tác, bạn hàng biết đến mà còn được các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và đông đảo nhân dân bình chọn, đánh giá cao” ông Quang chia sẻ.