Xây dựng lại hệ thống pháp luật đất đai
Luật Đất đai đã có nhưng còn nhiều kẽ hở phải củng cố lại. Việc củng cố không chỉ để giải quyết hậu quả mà quan trọng phải xây dựng lại hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật.
Để người dân cùng giám sát
Có thể nói toàn bộ thời kỳ đổi mới thực chất là thời kỳ vận hành trên đất đai, sinh lợi từ đất đai. Tôi cho rằng công tác giám sát rất cần làm, tất nhiên ai cũng biết đi cùng với phát triển sẽ có những hệ lụy đi kèm và chúng ta cũng cần nhìn nhận sự việc ở cả hai mặt.
Có thể bạn quan tâm
Nên có đánh giá tổng kết trước khi tiến hành sửa Luật Đất đai 2013
11:15, 27/05/2019
Luật Đất đai 2013 chưa điều chỉnh được giá đất
13:13, 24/12/2017
Sửa đổi Luật Đất đai 2013: Khi “chiếc áo” không còn hợp
09:08, 06/12/2016
VCCI kiến nghị sửa đổi luật đất đai 2013: Tiến tới xóa bỏ “thị trường ngầm”
13:21, 17/08/2016
Luật Đất đai 2013 bộc lộ nhiều quan ngại
00:00, 28/04/2015
Một số địa phương còn tình trạng sử dụng đất không bền vững, chạy theo số lượng về nguồn thu từ đất mà chưa thực sự gắn với đô thị phát triển bền vững. Cần thực hiện giám sát, sử dụng đất đai trên tất cả địa phương của cả nước, bởi hiện nay vẫn còn nhiều tình trạng lãng phí, tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực như tham nhũng đất đai, lợi ích nhóm...
Rõ ràng chúng ta đã có Luật Đất đai nhưng vẫn còn nhiều kẽ hở, trong quá trình giám sát cho thấy tính minh bạch không rõ ràng, chính vì vậy chúng ta phải củng cố lại. Việc củng cố lại không phải chỉ để giải quyết hậu quả mà quan trọng chúng ta phải xây dựng lại hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật.
Nguyên tắc Luật nào cũng có kẽ hở, nếu xét về lý thuyết kẽ hở chính là động lực thúc đẩy để luật thay đổi bởi cuộc sống luôn thay đổi nên luật cũng cũng phải thay đổi theo. Tôi cho rằng công tác giám sát rất quan trọng, nó không chỉ dừng lại ở câu chuyện của những người vi phạm mà là câu chuyện của những nhà quản lý của những nhà giám sát nữa.
Chưa kể, những sai phạm trong thời gian qua phần lớn là dân phát hiện nên tôi cho rằng Quốc hội hãy lắng nghe và để người dân cùng giám sát. Nếu thực hiện được điều đó sẽ có lợi ở cả hai phương diện đó là đối với đối tượng giám sát và cả chính những người thực hiện giám sát, đồng thời tăng thêm lòng tin cho dân.
Rất khó để xử lý những sai phạm sau khi phát hiện, trong đó doanh nghiệp là những người chịu hậu quả đầu tiên. Cho nên để tránh những sai phạm có thể xảy ra chúng ta hãy thực hiện nghiêm ngay từ đầu là tốt nhất.
Quản lý chặt chẽ việc điều chỉnh quy hoạch
Đất đai là sở hữu của toàn dân góp phần phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh… Thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Trung ương đã ban hành chính sách rất quan trọng liên quan đến Luật đất đai như chính sách bồi thường tái định cư khi thu hồi đất; chính sách cấp quyền sử dụng đất; cùng các chế độ chính sách đặc biệt khác khi người dân tham gia cùng Nhà nước…
Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập so với luật và thực tế đặt ra như: Công tác đền bù giải phóng mặt bằng tại một số địa phương còn chậm, việc định giá đất chưa phù hợp với giá thực tế của thị trường, công tác lập quy hoạch và cung cấp thông tin tới người dân chưa được kịp thời…
Đề nghị Chính phủ thực hiện nghiêm, công khai, minh bạch việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án kinh tế xã hội thông qua đánh giá việc sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; có cơ chế tuân thủ đất đai trong quy hoạch, đảm bảo hài hòa đất ở đất giao thông, đất công cộng, khu vui chơi giải trí... quản lý chặt chẽ việc điều chỉnh quy hoạch để không tăng mật độ xây dựng, quy mô dân số đô thị, đảm bảo cây xanh, công viên, bãi đỗ xe; các hạ tầng xã hội khác.
Đồng thời, Chính phủ, Quốc hội cần chỉ đạo các cơ quan xây dựng cơ chế giá đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai minh bạch, quyền sử dụng đất là hàng hóa, phải tuân theo quy luật cung cầu của thị trường để thực hiện tài chính đất đai; Nhà nước chỉ có thể ban hành Khung pháp lý về giá đất, công bố công khai nghiêm túc khi thực hiện đấu giá.
Quốc hội giám sát việc quản lý, quy hoạch, sử dụng đất đai từ năm 2013 đến nay. Quốc hội cũng sẽ thảo luận về Báo cáo kết quả của đoàn Kiểm soát để đánh giá những thuận lợi hoặc bất cập còn tồn tại, từ đó đưa ra giải pháp giải quyết.