Mã Pì Lèng rất cần điểm dừng chân đúng nghĩa
Việc xuất hiện tòa nhà 7 tầng trên đèo Mã Pì Lèng là sai rõ ràng. Tuy nhiên, nếu có một điểm dừng chân ở vị trí này là rất hợp lý.
Tại đỉnh núi Alps – dãy núi cao nhất của châu Âu hay khi lên núi Phú Sĩ (Nhật Bản), núi Bà Đen (Đức) họ cũng có điểm dừng chân đẹp và thú vị. Ở đó, họ đã chọn vị trí đẹp nhất để làm và được các công ty du lịch khai thác đúng nghĩa.
Rõ ràng, việc xây dựng các điểm dừng chân trên các đỉnh núi là rất quan trọng và cần thiết. Vậy, tại sao chúng ta lại không biết tận dụng việc này để phát triển?
Tôi cho rằng UNESCO khuyến khích và đưa ra ý tưởng xây dựng điểm dừng chân phục vụ du khách tại khu vực Mã Pì Lèng (khu vực xây dựng nhà hàng nêu trên) là rất hợp lý, bởi view chỗ đó rất đẹp; hơn nữa điểm dừng chân đó to hay nhỏ, phát triển được hay không là do quy hoạch quyết định.
Có thể bạn quan tâm
GÓC NHÌN ĐA CHIỀU SỐ 26: Oan cho Mã Pí Lèng quá!
06:00, 12/10/2019
Cải tạo chứ không nhất thiết phải phá dỡ Mã Pì Lèng Panorama
20:37, 09/10/2019
Từ Mã Pì Lèng Panorama ngẫm đến cơ chế bảo tồn di sản
06:00, 09/10/2019
Xót xa Mã Pì Lèng
05:00, 06/10/2019
Hà Giang… dang dở
06:30, 11/10/2019
Nếu có quy hoạch, có giấy phép, có duyệt thiết kế sẽ là một việc làm tốt cho địa phương trong việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Nhưng cần thiết phải có quy hoạch, duyệt phương án kiến trúc phù hợp với cảnh quan.
Chủ đầu tư xây dựng tòa nhà 7 tầng là người có “tầm nhìn”, người kiến trúc sư thiết kế tòa nhà cũng là người có con mắt thẩm mỹ tạo ra công trình với kiểu dáng và góc “view” rất đẹp. Nhưng với một công trình nhỏ lẻ đứng đơn điệu và không có quy hoạch sẽ trở thành sự xấu xí, nhếch nhác, thậm chí là vi phạm.
Hiện nay chúng ta đang có một bất cập từ suy nghĩ đến thực tế triển khai. Tại điểm dừng chân Mã Pì Lèng, dù sao sự việc đã xảy ra rồi chúng ta vẫn có thể có giải pháp. Nên chăng, chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan cùng nghiêm túc ngồi với nhau, sớm có giải pháp hợp lý cho nơi này thay vì phá dỡ.
Từ kinh nghiệm của thế giới, chúng ta chỉ dành điểm đó để nghỉ chân và ngắm cảnh, điểm ăn và ngủ sẽ di chuyển tới một vị trí khác, bởi việc có phòng ngủ sẽ khiến điểm dừng chân trở nên nhếch nhác và không còn là điểm dừng chân theo đúng nghĩa. Như vậy sẽ hợp lý hơn nhiều.
Đây cũng chính là hệ lụy của việc thiếu kiểm soát khai thác di sản và chiến lược bảo tồn di sản. Từ đó cho thấy trách nhiệm của cá nhân cán bộ quản lý và tập thể lãnh đạo đã để xảy các công trình sai phép.
Câu chuyện sai phép ở công trình 7 tầng tại đỉnh Mã Pì Lèng không phải là hiếm, tại nhiều địa phương cũng đã xảy ra tình trạng tương tự như Thái Bình, Nam Định, Hải Dương... thậm chí ngay tại các huyện ngoại thành Hà Nội.
Chúng ta từng chứng kiến nhiều đại gia đã bỏ ra số tiền lớn để tạo nên các công trình kỳ dị, vi phạm luật xây dựng và phá vỡ cảnh quan nông thôn. Do đó, qua câu chuyện này tôi cho rằng Luật xây dựng cần hạn chế việc cấp phép xây dựng tại các vùng nhất định.