Giải pháp “thoát ế” cho condotel tại Đà Nẵng

HƯƠNG THU 13/12/2019 06:30

Sau hàng loạt vụ “bê bối” liên quan đến các dự án condotel trên địa bàn TP Đà Nẵng, hơn lúc nào hết thị trường condotel đang đứng trước muôn vàn khó khăn và cần tìm cách tháo gỡ.

trên địa bàn TP Đà Nẵng có 10 dự án được triển khai theo hình thức condotel với khoảng 8.400 căn hộ,

Đà Nẵng có 10 dự án được triển khai theo hình thức condotel với khoảng 8.400 căn hộ

Theo thống kê của CBRE, hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng có 10 dự án được triển khai theo hình thức condotel với khoảng 8.400 căn hộ, khách sạn đã và đang được xây dựng.

Trong đó, riêng dự án Cocobay đã chiếm hơn 23% với khoảng 2.100 căn; dự án Aria Furama hơn 1.300 căn; dự án Hòa Bình Green hơn 15.000 căn… với đặc điểm chung đều được xây dựng tại vị trí đắc địa ngay trung tâm thành phố hay ven biển với mật độ xây dựng cực lớn “hứa hẹn” sẽ đưa ra thị trường hàng chục ngàn căn hộ trong những năm tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

  • Những lưu ý khi đầu tư condotel

    06:30, 10/12/2019

  • Thêm một cú “sốc” CONDOTEL

    06:00, 03/12/2019

  • Hành lang pháp lý cho condotel sẽ hoàn thành trong tháng 12

    02:15, 03/12/2019

  • "Tháng 12 sẽ hoàn thành các vấn đề pháp lý liên quan đến condotel"

    16:27, 02/12/2019

  • Đà Nẵng xác nhận chuyển đổi hàng nghìn condotel Cocobay sang chung cư

    12:30, 30/11/2019

Thực tế cho thấy, các dự án condotel hiện đang vướng về quy hoạch. Đất xây dựng dự án chủ yếu để khai thác du lịch khu vực ven biển thường được quy hoạch là đất thương mại dịch vụ (50 năm) và cho thuê có thời hạn nên không hình thành đơn vị ở (tức không thể cư trú lâu dài).

Theo Luật sư Đỗ Pháp - Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng: “Việc sở hữu condotel hiện chưa được pháp luật quy định rõ ràng, trong khi đó luật kinh doanh bất động sản mới chỉ quy định chi tiết đối với trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà mà chưa có quy định về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán công trình xây dựng không phải là nhà ở. Do đó, các giao dịch chuyển nhượng, mua bán trên thực tế được hình thành theo sự đồng thuận giữa các bên trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện của pháp luật dân sự là chủ yếu”.

Giải pháp đưa ra đối với các dự án condotel, Luật sư Đỗ Pháp cho biết: “Một là chính quyền xem xét dự án nào nằm trong khu vực có thể điều chỉnh quy hoạch, chuyển đổi thành đất ở thì chuyển và buộc chủ dự án phải nộp thêm tiền sử dụng đất cho Nhà nước chứ không phải thu thêm tiền của người mua căn hộ. Hai là, nếu tiếp tục là khách sạn thì phải chuyển đổi hợp đồng mua bán thành hợp đồng thuê căn hộ theo vòng đời dự án”.

Luật sư Đỗ Pháp khẳng định, trong trường hợp không đạt được 2 thỏa thuận trên, chủ căn hộ kiện chủ đầu tư dự án ra tòa yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu. Chủ đầu tư dự án phải trả tiền lại cho người mua căn hộ và lấy lại căn hộ đó để kinh doanh khách sạn. Nếu thấy thiệt hại do chủ trương của bên cho thực hiện dự án gây ra thì chủ dự án làm việc với chủ thể đó và không thỏa thuận được thì phải kiện ra tòa để xử lý.

Hiện nay, tại các thành phố lớn không có cơ chế quản lý phù hợp với loại hình sản phẩm condotel sẽ gây nguy cơ hình thành đơn vị nhà ở tại các khu vực có hạ tầng kỹ thuật và xã hội chưa bảo đảm tác động tiêu cực lên hạ tầng xã hội của khu vực lân cận; không đảm bảo phục vụ nhu cầu hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện…

Do đó, việc các cơ quan quản lý nhà nước cần làm lúc này cần sớm tìm ra “lời giải” về loại hình căn hộ condotel nhằm ổn định môi trường đầu tư bất động sản và niềm tin cho khách hàng.

HƯƠNG THU