Tăng trưởng địa ốc nhờ liên kết vùng

Thuận Hóa 21/02/2020 10:27

Trong 2020, TP HCM đã bắt đầu xúc tiến loạt dự án giao thông trọng điểm kết nối cùng các địa phương cả 2 vùng tay phải và trái:

Đông và Tây Nam Bộ, trong đó có Cao tốc Mộc Bài- TP HCM, rút ngắn khoảng cách đi lại với địa phương thuộc “vùng lõi.”

Cao tốc TP HCM - Mộc Bài có chiều dài khoảng 54 km, điểm đầu tại huyện Hóc Môn, TP HCM và kết thúc tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Tổng mức đầu tư là gần 10.700 tỷ đồng. Đây là dự án TP HCM và Tây Ninh cam kết sẽ sử dụng ngân sách địa phương để giải phóng mặt bằng trên địa phận mình quản lý, nhanh chóng giao quỹ đất sạch cho nhà đầu tư, bảo đảm đến năm 2025 sẽ đưa vào sử dụng tuyến đường này.

p/Hoàn thiện tuyến đường Cao tốc Mộc Bài - TP HCM sẽ giảm thời gian đi lại xuống chỉ còn 1 giờ, qua đó giảm chi phí vận chuyển hàng hóa.

Hoàn thiện tuyến đường Cao tốc Mộc Bài - TP HCM sẽ giảm thời gian đi lại xuống chỉ còn 1 giờ, qua đó giảm chi phí vận chuyển hàng hóa.

Việc hoàn thiện được tuyến đường này sẽ giảm thời gian đi lại xuống chỉ còn 1 giờ, qua đó giảm chi phí vận chuyển hàng hóa. Cùng với đó kết nối thẳng từ tuyến cao tốc này tới các vành đai và đường Hồ Chí Minh sẽ góp phần tạo lưu thông cho các phương tiện từ các tỉnh miền Tây, Tây Nguyên tới cửa khẩu, góp phần thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam với nước bạn và cả khu vực ASEAN.

Địa ốc theo đó hưởng lợi khi “vùng TP HCM” có điều kiện mở rộng với liên kết hạ tầng hoàn thiện, tạo điều kiện giãn dân về tỉnh thành vệ tinh. Đáng chú ý, với chủ trương tạo quỹ đất tạo nguồn thu làm đường theo phương án nghiên cứu quy hoạch các khu đô thị gần với khu vực các nút giao để khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu cho các địa phương, đây sẽ là cơ hội của các chủ đầu tư có năng lực tài chính và cam kết uy tín, đặc biệt là các chủ đầu tư đã kinh nghiệm hợp tác BOT.

Ngoài ra, với chủ trương trình Thủ tướng cho phép mở rộng phạm vi giải phóng mặt bằng tại các nút giao đường cao tốc với đường vành đai 3, vành đai 4 và một số điểm phù hợp khác để phát triển hệ thống giao thông tĩnh, trạm dịch vụ hậu cần, trung tâm thương mại, dịch vụ... ảnh hưởng đổi với thị trường địa ốc không chỉ dừng ở trục chính của tuyến đường.

Một lưu ý, Tây Ninh hiện là tỉnh có khu du lịch núi Bà Đen ở thành phố, mỗi năm đón tới 2,5 triệu lượt khách, trong đó có rất nhiều khách từ TP HCM và các vùng lân cận. Tỉnh đã được Thủ tướng đã phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng núi Bà Đen tới năm 2035 với quy mô hơn 2.900ha, gồm nhiều phân khu chức năng.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để địa phương lên có kế hoạch thu hút đầu tư, tăng năng lực thúc đẩy kinh tế song song hứa hẹn gia tăng dân số và nhu cầu nhà tại khu vực. Đầu 2020, Sun Group đã ra mắt công trình nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới tại núi Bà Đen Tây Ninh, là minh chứng cho năng lực thu hút đầu tư địa phương và là tầm nhìn tiềm năng về phát triển kinh tế vùng từ các doanh nghiệp lớn.

Thuận Hóa