Vực dậy thị trường bán lẻ Việt Nam
Sự lây lan nhanh chóng và bất ngờ của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu đã thúc đẩy các doanh nghiệp, người dân và Chính phủ phải đối mặt với hàng loạt thử thách.
Sự lây lan nhanh chóng và bất ngờ của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu đã thúc đẩy các doanh nghiệp, người dân và Chính phủ phải đối mặt với hàng loạt thử thách.
Theo quan sát của JLL, lượng khách tại nhiều trung tâm và trung tâm bán lẻ ở TP HCM đã giảm 80% trong tháng 2 và tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái do nhiều trung tâm đã đóng cửa hàng vì COVID-19.
NHỮNG THÁCH THỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG
Thị trường bước vào quý 2/2020 cũng là lúc bắt đầu giai đoạn cách ly xã hội theo lời khuyên của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/4. Một vài thương hiệu quốc tế đã hoãn kế hoạch ra mắt trong năm nay tại Việt Nam, đặc biệt là tại TP HCM do ảnh hưởng của đại dịch. Tình hình này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch khai trương gần 280.000 m2 GFA không gian bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh và 180.000 m2 GFA ở Hà Nội vào năm 2020, bổ sung vào 2,3 triệu m2 GFA nguồn cung hiện tại.
Ở Hà Nội, để hỗ trợ người thuê trong đợt bùng phát đại dịch này, nhiều chủ nhà đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ tạm thời. Một số chủ nhà lựa chọn hỗ trợ trực tiếp dưới dạng giảm 10-50% tiền thuê, độ chênh lệch tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Một số chủ nhà chọn cách hỗ trợ gián tiếp như tung ra gói khuyến mãi và quảng cáo để thu hút khách hàng.
Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, tình hình ngành bán lẻ trong vòng 18 đến 24 tháng qua khá tốt. Trong giai đoạn dịch bệnh, thị trường thương mại điện tử vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tôi không nghĩ rằng thương mại điện tử sẽ lấy mất phần bánh của bán lẻ truyền thống, mà sẽ là điểm cộng thêm cho nhà bán lẻ biết nắm bắt.
Theo nghiên cứu của JLL, cả nhà bán lẻ và nhà phát triển trung tâm thương mại cần tập trung hơn vào việc phát triển nền tảng mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiền mặt.
Hiện tại, những thách thức mà chúng tôi đang thấy trên thị trường là giải quyết tiền thuê quá hạn từ các nhà bán lẻ và khách thuê nhà đã phải đóng cửa. Mục Điều kiện Bất khả kháng - một yếu tố quan trọng trong các hợp đồng – lại là một phần mà mọi người hay cho là mặc định. Tuy nhiên, trong hai tuần qua những mệnh đề đó đang được đọc đi đọc lại trên bàn thương lượng.
Sự sụt giảm của lượng khách du lịch quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ nhất đến thị trường bán lẻ xa xỉ. Chi tiêu bán lẻ trong nước có thể bị giảm tạm thời do người tiêu dùng không muốn ra khỏi nhà. Các mặt hàng không thiết yếu và dịch vụ giải trí sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn mặt hàng thiết yếu – loại sản phẩm người tiêu dùng có xu hướng tích trữ khi có dịch. Các mặt hàng xa xỉ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì người tiêu dùng thắt chặt ví tiền và chỉ chú trọng mua sắm cho các nhu yếu phẩm hàng ngày.
Mặt thanh khoản trong ngành bán lẻ cũng là một vấn đề lớn, có nghĩa là nhà kinh doanh có bao nhiêu tiền mặt trong ngân hàng để duy trì hoạt động kinh doanh của họ. Nhóm gặp khó khăn nhất có lẽ sẽ là các cửa hàng vừa và nhỏ, sở hữu và vận hành bởi các hộ gia đình. Thanh khoản trung bình của các cửa hàng này là một vài tuần chứ không phải sáu tháng như đối với các công ty lớn.
Bảo vệ dòng tiền rất quan trọng đối với tất cả các nhà bán lẻ, và đặc biệt đối với những nhà khai thác có tỷ suất lợi nhuận mỏng. JLL khuyên những nhà bán lẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất có thể tìm đến khoản cứu trợ tạm thời từ chủ nhà.
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BÁN LẺ ĐA KÊNH
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu cũng sẽ tác động đáng kể đến ngành bán lẻ. Ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc ‘bất động’ do dịch đã gây ra tình trạng thiếu nguồn cung và ngừng sản xuất tạm thời tại các cơ sở hạ nguồn trên toàn cầu. Hạn chế giao thương tại các cảng và sân bay cửa ngõ chính dẫn đến kho bãi và phương tiện vận chuyển phục vụ chuỗi cung ứng ‘đóng bụi’.
Nếu tình hình dịch bệnh ổn định vào giữa năm, mùa mua sắm cuối năm vào quý 4 sẽ giúp giảm bớt tác động tài chính của dịch bệnh vào đầu năm năm. Tuy nhiên, doanh số bán hàng vào dịp Tết Nguyên đán đã bị ảnh hưởng và nhiều tháng không hoạt động có thể sẽ tạo ra lỗ hổng tài chính không thể phục hồi.
Một số chủ nhà đã giảm giá thuê trong tháng 2 và tháng 3, dao động từ 10-30%, trong đó ưu tiên hàng đầu cho các nhóm thực phẩm, đồ uống và giải trí. Các chủ nhà khác đã xem xét giảm 10-50% tiền thuê nhà, tùy thuộc vào hiệu suất của người thuê nhà. Đặc biệt, một chủ nhà cũng đề nghị hoãn 30% tiền thuê nhà từ tháng 3 đến tháng 5 đến các tháng tiếp theo trong năm khi tình hình dự kiến sẽ được cải thiện.
Chủ nhà trong nước có thể xem xét chuyển từ mô hình thuê cố định truyền thống sang chia sẻ doanh thu và tiền thuê nhà như được áp dụng bởi hầu hết các chủ nhà quốc tế, để giúp chia sẻ rủi ro và tăng cường mối quan hệ giữa chủ nhà và người thuê nhà.
Các nhà bán lẻ có cơ sở hạ tầng để thực hiện các đơn đặt hàng trực tuyến thông qua giao hàng tận nhà hiện đang được coi là có lợi thế khi người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến.
Sau khi tình hình ổn định, JLL dự đoán các nhà bán lẻ sẽ tập trung phát triển mô hình bán lẻ đa kênh linh hoạt và bền vững; tăng cường quan hệ đối tác giữa chủ nhà và nhà bán lẻ sẽ cần phải xuất hiện để đạt được điều này.
Cho dù đôi khi mối quan hệ có thể trở nên bất lợi như thế nào giữa chủ nhà và người thuê nhà, điểm mấu chốt là mọi người cùng tìm ra điểm chung và vượt qua khó khăn.