Nhiều “xung lực” tạo đà cho thị trường bất động sản 2021
Các xung lực từ chính sách, dòng tiền, chuyển đổi số đang tạo đòn bẩy cho thị trường bất động sản, đặc biệt là bất động sản nghỉ dưỡng 2021 “bứt phá”.
Covid - 19 tác động mạnh, đến thị trường bất động sản, làm suy giảm sức phát triển và yếu đi lực cầu. Ở giai đoạn đầu năm 2020, thị trường bị tê liệt bởi hoạt động giãn cách xã hội để chống dịch, dự án ngưng trệ, sàn giao dịch bất động sản tạm ngưng hoạt động, hạ tầng bất động sản du lịch bị đóng băng.
Giai đoạn 6 tháng cuối năm, mặc dù vẫn có 2 đợt bùng phát dịch bệnh Covid, nhưng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn thể hiện sức mạnh tiềm ẩn.
Trong đó, hàng loạt dự án bất động sản trên cả nước vẫn về đích đúng hạn, góp phần cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm mới. Mặc dù Covid nhưng nguồn cung mới vẫn đạt gần 60.000 sản phẩm, và đạt 87,6% so với năm 2019.
Lực cầu tuy giảm nhưng lại thu hút đầu tư ngoài ngành hướng vào thị trường bất động sản, làm tăng lên khoảng 30% lực cầu đầu tư mới cho thị trường. Cộng với sự đầu tư công về phát triển hạ tầng đô thị của nhà nước đã thu hút và tăng lực cầu đầu tư vào cuối năm 2020. Con số ấn tượng về lượng giao dịch đã minh chứng cho nhận định trên: 74500 sản phẩm đã được giao dịch thành công, đạt 50% so với 2019. Tỷ lệ hấp thụ ở một số địa phương rất cao, như TP HCM đạt trên 80%.
Theo đánh giá của các chuyên gia, bất động sản du lịch mặc dù bị ảnh hưởng nhưng vẫn có tốc độ phát triển đầu tư rất mạnh. Hàng loạt dự án đại đô thị du lịch trên cả nước vẫn rầm rập triển khai, thu hút được các nhà đầu tư trên cả nước quan tâm và, như Sun Premiere Village, Sun Grand City Feria Ha Long, Grand World Phu Quoc, FLC Grand Hotel Quy Nhon, Nova World…
Đồng quan điểm, ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Tập đoàn FLC cũng cho rằng, thị trường sẽ tăng trưởng và có tính thanh khoản cao hơn trong năm 2021.
Theo ông Quyết, thị trường đón nhận thông tin Covid-19 còn tệ hơn những năm 2011-2012 khi thị trường bước vào giai đoạn khủng hoảng thừa. Còn năm 2020 là khủng hoảng thiếu nguồn cung. Tuy nhiên, trong 5 năm tháng cuối năm, thị trường có nhiều dấu hiệu tích cực.
“Đơn cử như dự án FLC tại Hạ Long, sau tháng Ngâu, tất cả các căn xấu nhất trong 2.500 căn shophouse không chỉ bán hết mà còn tăng giá gấp rưỡi. Trong khi ở thị trường Thanh Hoá, Quy Nhơn phải 4-5 năm mới bán hết. Hàng tồn kho được thanh khoản hết” – ông Quyết lấy ví dụ.
Theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, pháp lý với những luật sửa đổi bổ sung như luật doanh nghiệp với nhiều điểm tinh giản đáng kể. Luật chứng khoản bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm với điểm nhấn là huy động vốn từ các quỹ sẽ là động lực cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, giải ngân đầu tư công nhanh. Khi kinh tế suy thoái, đầu tư công là kênh đầu tư rất tốt, mức độ lan toả nhanh hơn. Giải nhân công nhanh đóng góp chung cho sư tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước, tương đương 0,2%.
Trong khi đó, theo GS Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT bất động sản vẫn có sức sống tốt. Năm 2021 cơ hội còn nhiều cho các doanh nghiệp. Câu hỏi ở đây là phải làm gì với những thách thức, rủi ro. Bất động sản tăng giá vào cuối năm 2020 là do lệch giá cung cầu, nhưng theo ông Võ pháp luật là một yếu tố quan trọng, tác động làm thay đổi cung cầu. Hạn chế cấp phép cho các dự án cùng với các chủ đầu tư gom hàng làm giá nhà tăng.
Muốn có động lực mới từ 2021 trở đi, câu chuyện sửa luật để bù lấp khoảng trống cần mạnh tay hơi. Ông Hùng Võ kỳ vọng cả cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp cùng có tiếng nói chung. Một luật duy nhất có thể sửa đổi và bao quát hết tất cả các vấn đề của bất động sản.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp khó nửa đầu năm 2021
16:44, 04/01/2021
5 kiến nghị cho thị trường bất động sản 2021
06:00, 03/01/2021
BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN QUA: Động lực từ chính sách
05:00, 03/01/2021
Chu kỳ tăng và đỉnh mới sắp tới của thị trường bất động sản
09:00, 01/01/2021
[eMagazine] Loạt chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản trong năm 2021
06:16, 01/01/2021