Mô hình đại quần thể: "Vũ khí chiến lược" của bất động sản du lịch

SONG NHI 15/01/2021 15:47

Các siêu dự án du lịch nghỉ dưỡng với quy mô hàng trăm hay hàng ngàn ha và hệ tiện ích đồng bộ đang tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản.

Đại quần thể nghỉ dưỡng “tất cả trong một”

Nếu như những năm đầu của thập kỷ 2010, Việt Nam mới chỉ thu hút khoảng 6 triệu lượt khách quốc tế, 30 triệu lượt khách nội địa thì thì đến cuối năm 2019, con số này đã tăng gấp 2 – 3 lần, đạt trên 18 triệu lượt khách quốc tế, 85 triệu lượt khách nội địa.

Tuy nhiên theo các số liệu thống kê, mặc dù tăng trưởng nhanh nhưng Việt Nam vẫn xếp sau nhiều nước như Thái Lan, Malaysia, Singapore… về thu hút khách du lịch. Số lượng cơ sở lưu trú và dịch vụ giải trí của Việt Nam còn hạn chế dẫn đến mức chi tiêu của khách quốc tế cũng thấp hơn hẳn các nước lân cận.

Ông Michael Paul Piro, Giám đốc điều hành Indochina Capital cho rằng, người tiêu dùng, cả trong và ngoài nước ngày nay rất thông minh và khắt khe. Họ quan tâm đến chất lượng dịch vụ nhận được từ điểm đến, ẩm thực, và quan trọng nhất, khách hàng có xu hướng tìm kiếm một điểm đến với đầy đủ các hoạt động dành cho cả gia đình nhiều thế hệ.

Mô hình đại quần thể nghỉ dưỡng là xu hướng tất yếu của thị trường BĐS

Mô hình đại quần thể nghỉ dưỡng là xu hướng tất yếu của thị trường BĐS

Ghi nhận những năm gần đây, thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đã xuất hiện các đại quần thể du lịch nghỉ dưỡng với đầy đủ các dịch vụ nghỉ dưỡng, lưu trú, mua sắm, thể thao, giải trí… nhằm đáp ứng nhu cầu một điểm đến cho tất cả của du khách.

Sự xuất hiện của các “sếu đầu đàn” trong lĩnh vực bất động sản du lịch nghỉ dưỡng cũng là “bảo chứng” cho chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế, thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. Từ đó dẫn đến tỷ lệ hấp thụ tại những dự án này thường ở mức cao so với thị trường, có thể đạt đến 70 – 80%.

Hạ tầng du lịch tại nhiều địa phương được đầu tư bài bản cùng sự xuất hiện của các quần thể nghỉ dưỡng lớn cũng có tác động không nhỏ đến giá đất các khu vực lân cận. Đơn cử như tại Quy Nhơn, năm 2016 một số khu mặt biển Nhơn Lý có giá chỉ 2 – 3 triệu đồng/m2. Chỉ sau khi quần thể nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên của Bình Định – FLC Quy Nhơn đi vào hoạt động, giá đất khu vực này đã tăng “phi mã” gấp nhiều lần so với trước đó. Tại Eo Gió – địa danh du lịch hấp dẫn bậc nhất đối với du khách, giá đất cũng tăng từ vài chục triệu đến mức hàng trăm triệu một lô ven biển.

Đón làn sóng mới

Trong bối cảnh các thị trường du lịch truyền thống như Nha Trang, Đà Nẵng… đã đạt đỉnh, các tỉnh thành mới như Bình Định, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ngãi…đang lọt vào tầm ngắm của nhà đầu tư bởi lợi thế bờ biển đẹp, quỹ đất đủ lớn để phát triển các đại dự án và thị trường còn nhiều dư địa tăng trưởng.

Quần thể FLC Quảng Bình là một trong những dự án hạ tầng du lịch quy mô bậc nhất miền Trung

Quần thể FLC Quảng Bình là một trong những dự án hạ tầng du lịch quy mô bậc nhất miền Trung

Trong đó, Quảng Bình là một trong những điểm đến nổi bật nhờ sở hữu những tài nguyên thiên nhiên – di sản văn hóa hiếm có để phát triển du lịch (trong đó có những di sản tầm cỡ thế giới như Phong Nha – Kẻ Bàng, hang Sơn Đoòng). Bên cạnh đó, giao thông của tỉnh cũng ngày càng được đầu tư đồng bộ với các dự án cải tạo Quốc lộ 12A; xây dựng nâng cấp quốc lộ 9B, thông xe cao tốc Bắc Nam đoạn từ Ninh Bình vào đến Quảng Bình trong năm 2022 hay mở cộng Cảng hàng không Đồng Hới…

“Tôi mới thấy có 1-2 doanh nghiệp đặt chân vào đây nhưng cũng chỉ dậm chân tại chỗ mà không mở rộng. Tôi tính toán chỉ vài năm nữa Quảng Bình sẽ trở thành điểm đến mới ở miền Trung”, GS TS. Đặng Hùng Võ nhận định.

Đón đầu tiềm năng phát triển của du lịch Quảng Bình, nhiều thương hiệu lớn đã đặt chân đến “vương quốc hang động”. Nổi bật có thể kể đến Tập đoàn FLC với đại dự án quần thể nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình quy mô gần 2.000 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng. FLC Quảng Bình được xem dự án hạ tầng du lịch lớn bậc nhất tại miền Trung và cũng dự án đầu tư quy mô lớn nhất của Tập đoàn FLC đến thời điểm hiện tại.

SONG NHI