BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN TỪ 25-30/1: Thị trường bất động sản hứa hẹn nhiều triển vọng sau Đại hội XIII
Thị trường bất động sản hứa hẹn nhiều triển vọng sau Đại hội XIII nhờ sự khơi thông về chính sách, doanh nghiệp BĐS né bảo lãnh ngân hàng,... là những thông tin BĐS nổi bật tuần qua.
1/ Thị trường bất động sản hứa hẹn nhiều triển vọng sau Đại hội XIII
Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, thị trường BĐS năm 2021 hứa hẹn nhiều triển vọng, nhất là sau Đại hội XIII của Đảng.
2/ Thị trường bất động sản kỳ vọng vào sự “khơi thông” mạnh mẽ sau Đại hội XIII của Đảng
Với những tiền đề tích cực đã và đang có về chính sách, khống chế tốt dịch bệnh, cộng đồng doanh nghiệp BĐS đang rất đặt kỳ vọng sẽ có sự “khơi thông” mạnh mẽ sau Đại hội XIII của Đảng.
3/ Xu hướng chuyển dịch thị trường bất động sản 2021
Tại báo cáo phân tích triển vọng ngành Bất động sản dân cư năm 2021 công bố mới đây, Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư thuộc công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) đã nhận định về việc đang diễn ra xu hướng thị trường chuyển dịch khỏi các bất động sản liên quan đến ngành du lịch (như condotel, biệt thự biển) và các điểm nóng đã có giá quá cao. Đồng thời với đó, thị trường đang có sự chuyển hướng quan tâm nhiều hơn đến câu chuyện thành lập các thành phố mới (như TP. Thủ Đức hay các thành phố trực thuộc tỉnh cấp 2) và các dự án hạ tầng mới sắp được khởi công xây dựng trong thời gian tới.
>> Đọc bài chi tiết.
4/ Doanh nghiệp bất động sản né bảo lãnh ngân hàng
UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiến nghị về bảo lãnh giao dịch nhà ở trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Theo đó, để có cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý và báo cáo tình hình thực hiện "đóng tiền bảo lãnh giao dịch nhà ở và bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" và việc tuân thủ quy định pháp luật của các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại cũng như hạn chế rủi ro cho người mua nhà, UBND TP.HCM kiến nghị Thống đốc NHNN nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung quy định tại Thông tư số 07/2015 và Thông tư 13/2017 của NHNN về chế độ báo cáo và xử phạt vi phạm hành chính.
>> Đọc bài chi tiết.
5/ Doanh nghiệp bất động sản né bảo lãnh ngân hàng (KỲ II): Có nên bỏ quy định?
Mặc dù đã được quy định trong Luật tuy nhiên việc thực hiện bảo lãnh cho từng căn hộ tại dự án nhà ở thương mại “trên giấy” vẫn chưa được thực hiện đúng như kỳ vọng. Theo quy định tại khoản 1, Điều 56 Luật kinh doanh bất động sản:" Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng".
>> Đọc bài chi tiết.
6/ Nhà đất TP Thủ Đức có “ngáo giá”?
Cuối năm nhà đất TP Thủ Đức, đặc biệt tại phường Trường Thọ đang chứng kiến đà tăng nóng khi có tin rao bán lên đến 185 triệu đồng/m2 khiến một số nhà đầu tư cho rằng đang có sự “ngáo giá”.
Những ngày cuối năm, trong khi nhà đầu tư đang có cuộc tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán thì thành phố mới Thủ Đức (TP.HCM) lại chứng kiến sức nóng hầm hập của giá nhà đất.
Tại Phường Trường Thọ, một căn nhà 5 tầng, diện tích 200m2, mặt tiền đường Đặng Văn Bi đang được chủ nhà rao bán giá 37 tỷ đồng, tức khoảng 185 triệu đồng/m2. Thấp hơn mức giá trên, một căn nhà 3 tầng mặt tiền đường số 2, diện tích 105m2 cũng đang được rao bán với giá 13,8 tỷ đồng, tức khoảng 131 triệu đồng/m2.
>> Đọc bài chi tiết.
7/ Giảm giá nhà cần giải pháp đồng bộ.
Nguồn cung khan hiếm là một nguyên nhân khiến giá bất động sản thời gian qua vẫn tăng cao, riêng phân khúc nhà bình dân vẫn quá ít trong khi khả năng hấp thụ rất tốt.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, đánh giá thông tin phản ánh của báo chí về việc giảm giá nhà. Theo đó, thị trường đang xuất hiện tình trạng nguồn cung khan hiếm là một nguyên nhân khiến giá bất động sản thời gian qua vẫn tăng cao. Nhiều chuyên gia cho rằng muốn giảm giá nhà phải làm các khu đô thị quy mô lớn.
>> Đọc bài chi tiết.
8/ Cẩn trọng đặt cọc mua nhà "trên giấy"
Các quy định pháp luật hiện hành vẫn chưa thể bảo vệ người mua nhà trong những trường hợp đặt cọc quyền mua căn hộ, người mua nhà vẫn ở thể bị động và là bên chịu thiệt khi dự án xảy ra sự cố.
Mới đây, Bộ Xây dựng đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Trà Vinh với nội dung: “Đề nghị quy định chế tài để xử lý việc đặt cọc giữ chỗ tại các dự án nhà ở khi chủ đầu tư chưa đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai để có cơ sở xử lý theo đúng quy định”.
>> Đọc bài chi tiết.
9/ Hà Nội: Cải tạo thí điểm 5 chung cư cũ trong năm 2021.
Đó là chia sẻ của ông Luyện Văn Phương – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2021 của Sở Xây dựng TP Hà Nội.
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong năm 2020, Sở đã chủ trì xây dựng dự thảo Đề án "Cải tạo xây dựng là chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội", lấy ý kiến góp ý của Bộ Xây dựng. Hiện đang tiếp tục hoàn chỉnh Đề án theo góp ý của Bộ Xây dựng và tham mưu, báo cáo UBND TP.
>> Đọc bài chi tiết.
10/ Dự án I-Tower Quy Nhơn chưa đủ điều kiện mở bán
Sở Xây dựng tỉnh Bình Định vừa phát đi thông tin cảnh báo khách hàng mua căn hộ tại dự án I-Tower Quy Nhơn chưa đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Thời gian gần đây, Sở Xây dựng tỉnh Bình Định nhận được nhiều thông tin qua các trang mạng, qua điện thoại chào bán căn hộ cao cấp I-Tower Quy Nhơn tại địa chỉ: 28 đường Lê Duẩn, phường Lý Thường Kiệt, thành phố Quy Nhơn.
>> Đọc bài chi tiết.
11/ Hoàn thiện pháp lý, khơi thông thị trường condotel
HoREA đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để cấp Giấy chứng nhận cho căn hộ du lịch (condotel) và những công trình xây dựng trong dự án kinh doanh bất động sản không phải là dự án nhà ở.
Trong hơn 10 năm qua, đã có một số UBND cấp tỉnh cấp GCNQSDĐ cho condotel, mà mới đây Cơ quan có thẩm quyền của Trung ương đã kết luận việc cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở không hình thành đơn vị ở” (ổn định lâu dài) cho căn hộ du lịch (condotel) là trái với quy định của Luật Đất đai.
>> Đọc bài chi tiết.
12/ Xu hướng thuê văn phòng giá thấp
Thị trường đang ghi nhận xu hướng trả văn phòng đối với các lựa chọn văn phòng hạng A, hoặc chuyển đổi sang diện tích nhỏ hơn hoặc những toà nhà thấp hơn.
Theo nghiên cứu mới nhất của Savills Việt Nam, tính đến cuối 2020, nguồn cung sàn văn phòng tại TP HCM đạt hơn 2,3 triệu m2, tăng 7% theo quý và 12% theo năm. Trong năm qua, thị trường ghi nhận thêm 1 dự án hạng A và 7 dự án hạng B, cung ứng khoảng 139.000 m2 diện tích cho thuê thuần. Tăng trưởng kinh tế của thành phố là động lực thu hút các chủ đầu tư vào phân khúc văn phòng cho thuê. Trong 5 năm qua, nguồn cung đã tăng bình quân 9%/năm.
>> Đọc bài chi tiết.
13/ Bất động sản nhà ở cho thuê “lội ngược dòng” ấn tượng
Năm 2020 được đánh giá là năm của rất nhiều bất ổn mặc dù vậy thị trường bất động sản nhà ở để cho thuê đã cho thấy khả năng phục hồi ấn tượng. Ngày càng nhiều nhà đầu tư trên toàn cầu đang dần nhận ra giá trị của phân khúc này qua các quy tắc cơ bản bền vững.
Đầu tư vào thị trường bất động sản nhà ở cho thuê (bao gồm các phân khúc như khu dân cư, không gian sống chia sẻ, ký túc xá cho sinh viên và viện dưỡng lão) đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2019, bất chấp những khó khăn về kinh tế đang gia tăng. Trong lúc đại dịch Covid-19 đã và đang kéo cả nền kinh tế của toàn cầu đi xuống, phân khúc bất động sản nhà ở cho thuê này vẫn đạt mức phục hồi tốt với mức độ đầu tư tăng cao hơn so với các loại tài sản bất động sản khác.
>> Đọc bài chi tiết.
14/ 80% người dân ủng hộ điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị An Phú - An Khánh
80% cư dân 3 phường An Phú, Bình An, Bình Khánh (quận 2, TP.HCM) ủng hộ điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị An Phú - An Khánh để dân an cư lạc nghiệp.
Hàng trăm người dân có đất nằm trong diện đền bù giải phóng mặt bằng tại trục đường Lương Định Của (thuộc khu C và D, Dự án Khu đô thị An Phú – An Khánh) đã làm đơn gửi Thường trực Thành ủy, UBND TP.HCM kiến nghị sớm thông qua quy hoạch chi tiết 1/2000, cho người dân được tái định cư tại chỗ trên đất quy hoạch là công viên.
>> Đọc bài chi tiết.