CHÍNH PHỦ LẮNG NGHE (IX): Rà soát việc người nước ngoài “lách luật” sở hữu đất trọng yếu quốc phòng
Những phản ánh về kẽ hở trong Luật Đầu tư để xảy ra trường hợp người nước ngoài núp bóng doanh nghiệp sở hữu đất trọng yếu quốc phòng đã được xem xét, bổ sung tại Luật Đầu tư sửa đổi 2020.
LTS: Trong năm 2020, 2021, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý thông tin Diễn đàn Doanh nghiệp nêu. Trước thềm Xuân Tân Sửu 2021, Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ có loạt bài viết điểm lại những chỉ đạo của Thủ tướng và những khuyến nghị cho thời gian tới.
Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp điện tử ngày 19/5/2020 có bài viết: "Người nước ngoài “lách luật” sở hữu đất tại Việt Nam: Chính sách đi sau thực tiễn" phản ánh tình trạng người nước ngoài lách luật, sở hữu những lô đất trọng yếu tồn tại nhiều năm và không ý lần được đưa ra xem xét nhưng đến nay các cơ quan chức năng vẫn "bó tay" vì luật cho phép.
Trước các phản ánh trên Thủ tướng chỉ đạo các bộ nghiên cứu xử lý thông tin của DĐDN trong quá trình hoàn thiện dự án Luật Đầu tư.
Trong đó, yêu cầu Bộ KH-ĐT nghiên cứu, tổng hợp nội dung phản ánh của Báo điện tử Diễn đàn Doanh nghiệp nêu trên trong quá trinhg hoàn
Các Bộ: TN&MT, Xây dựng, Tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ được phân công rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản... báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý.
Ngoài ra, Thủ tướng giao UBND TP Đà Nẵng báo cáo kết quả thực hiện đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nêu tại Công căn số 8785/VPCP-NN ngày 28/09/2019".
Về vấn đề trên, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, nhiều cử tri bày tỏ quan ngại về tình trạng người nước ngoài nhập cảnh đầu tư, kinh doanh và bằng nhiều cách để sở hữu đất đai các khu vực trọng yếu quốc phòng, an ninh.
Bộ Quốc phòng cũng khẳng định việc quan ngại của các cử tri về vấn đề này là hoàn toàn có cơ sở, các sai phạm trên xuất phát từ lợi dụng kẽ hở của Luật Đầu tư năm 2014 về “việc góp vốn bằng đất để liên doanh thành lập doanh nghiệp” và công tác quản lý nhà nước ở các lĩnh vực đầu tư, đất đai.
Trên thực tế, theo tìm hiểu của phóng viên, tình trạng người nước ngoài lách luật, sở hữu những lô đất trọng yếu đã tồn tại nhiều năm qua và không ít lần được đưa ra xem xét, tuy nhiên đến nay các cơ quan chức năng vẫn “bó tay” vì luật cho phép. Các tỉnh, thành có người nước ngoài tập trung "sở hữu" đất đai thời gian qua là Đà Nẵng 22 trường hợp, Quảng Ninh 17, Hải Phòng 16, Bình Định 9, Hà Tĩnh và Bình Thuận mỗi tỉnh có 5 trường hợp.
Theo GS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng này dẫn đến những rủi ro về kinh tế như Việt Nam không thu được thuế khi các cá nhân Trung Quốc đứng ra kinh doanh nhưng họ sử dụng thanh toán điện tử qua các ngân hàng Trung Quốc. Nếu một đại gia Trung Quốc nắm giữ nhiều cơ sở kinh doanh của một ngành kinh tế có thể tạo độc quyền trong ngành đó, tạo bất lợi cho thị trường Việt Nam.
Tình trạng này cũng dẫn đến rủi ro ở mức cao hơn về mặt xã hội như gây mất trật tự xã hội khi đa số cư dân tại một địa phương nào đó là người Trung Quốc, sử dụng tiếng Trung Quốc, cửa hàng kiểu Trung Quốc… Cao hơn và đáng ngại hơn là rủi ro về quốc phòng, an ninh khi nhiều vị trí trọng yếu về quân sự ven biển, trên núi, trong rừng lại được “ngụy trang” bằng các cơ sở kinh doanh.
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Lê Thanh Khuyến - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai cho rằng, theo luật thì người nước ngoài không được quyền mua đất tại Việt Nam, họ chỉ được mua nhà ở. Nhưng hiện chưa có quy định quản lý việc nhà đầu tư nước ngoài liên doanh, tăng vốn, mua cổ phần doanh nghiệp trong nước để sở hữu đất đai các dự án.
Đại diện này cho rằng thời gian tới cần phân định rõ nhà đầu tư sở hữu đa số cổ phần doanh nghiệp có được mở rộng hay thu hẹp mô hình doanh nghiệp không, nếu họ được quyền này đương nhiên liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản trên đất.
Để khắc phục tình trạng người Trung Quốc lách luật mua đất, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng đã dự thảo Luật đầu tư sửa đổi theo hướng bổ sung quy định nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp có quyền sử dụng đất ở khu vực biên giới, hải đảo và các vùng nhạy cảm về an ninh quốc gia thì phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư cấp tỉnh.
Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký việc thực hiện góp vốn để cơ quan đăng ký đầu tư xem xét các điều kiện, thủ tục góp vốn có đáp ứng yêu cầu hay không. Kể cả trường hợp doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tại các khu vực này thời gian tới đều phải lấy ý kiến và được sự đồng ý của các bộ Quốc phòng, Công an và Ngoại giao.
Theo tìm hiểu, Luật Đầu tư sửa đổi 2020, có hiệu lực từ ngày 1/2/2021 hiện đã có một số thay đổi về điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế tại Việt Nam (Điều 24). Cụ thể, NĐT nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khi đáp ứng đủ các quy định, điều kiện sau đây:
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với NĐT nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư 2020; Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư 2020; Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
Có thể bạn quan tâm
Người nước ngoài thâu tóm đất: Ẩn họa từ M&A
06:13, 08/06/2020
Mối nguy từ việc người nước ngoài “núp bóng” thâu tóm đất
11:30, 22/05/2020
Người nước ngoài “lách luật” sở hữu đất tại Việt Nam: Cần tính đến việc điều chỉnh Luật
06:00, 22/05/2020
Bộ TNMT: Doanh nghiệp người nước ngoài không được nhận chuyển quyền sử dụng đất
06:31, 20/05/2020
Người nước ngoài “lách luật” sở hữu đất tại Việt Nam: Chính sách đi sau thực tiễn
06:00, 19/05/2020