HẠ TẦNG XÃ HỘI KHU CÔNG NGHIỆP: Bình đẳng nhà ở xã hội KCN với các bất động sản khác

THY HẰNG - Ảnh: QUỐC TUẤN 03/11/2021 17:17

Nhà nước cần xây dựng đồng bộ hệ thống pháp lý khuyến khích, ưu đãi, bảo đảm cho quyền lợi của bất động sản là nhà ở cho công nhân KCN, bình đẳng trước các sản phẩm BĐS khác.

Trao đổi về vấn đề nhu cầu phát triển nhà ở và dịch vụ cho công nhân KCN, TS KTS Nguyễn Xuân Hinh cho biết, trên thực tế các KCN hầu như nằm ngoài ô, xa trung tâm đô thị (trung bình khoảng 30-50km), như vậy tất yếu sẽ hình thành các khu dân cư và dịch vụ ngay kề cận KCN là cần thiết. Việc hình thành các khu dân cư và dịch vụ nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho công nhân và các doanh nghiệp KCN hoạt động có hiệu quả kinh tế - xã hội tốt hơn.

TS KTS Nguyễn Xuân Hinh cho biết, trên thực tế các KCN hầu như nằm ngoài ô, xa trung tâm đô thị (trung bình khoảng 30-50km), như vậy tất yếu sẽ hình thành các khu dân cư và dịch vụ ngay kề cận KCN là cần thiết. Việc hình thành các khu dân cư và dịch vụ nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho công nhân và các doanh nghiệp KCN hoạt động có hiệu quả kinh tế - xã hội tốt hơn.

TS KTS Nguyễn Xuân Hinh cho biết, việc hình thành các khu dân cư và dịch vụ nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho công nhân và các doanh nghiệp KCN hoạt động có hiệu quả kinh tế - xã hội tốt hơn.

Bình đẳng các sản phẩm bất động sản

Thống kê trên cả nước, hiện chỉ có 214 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân với quy mô sử dụng đất khoảng 600ha, trong đó, 116 dự án đã hoàn thành với diện tích đất hơn 250ha. Diện tích đất được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng chưa đến một nửa chỉ tiêu, chiếm tỷ trọng 41,6%.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện cả nước mới có 2,58 triệu m2 nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, chỉ đủ bố trí cho khoảng 330.000 người lao động, đạt tỷ lệ 13%.

Đáng lưu ý, quy hoạch xây dựng khu nhà ở và dịch vụ cho công nhân KCN sẽ có hai trường hợp, thứ nhất, nếu KCN nằm trong quy hoạch đô thị, việc quy hoạch khu đô thị phục vụ công nhân KCN sẽ tổ chức ngay từ khi lập quy hoạch vùng tỉnh, vùng huyện hoặc quy hoạch chung (QHC) đô thị.

Trường hợp hai, nếu KCN nằm ngoài & xa đô thị thì là cơ sở khả thi hình thành Đô thị công nghiệp. Ông Hinh cho rằng, mô hình phát triển nhà ở và dịch vụ cho công nhân KCN dưới dạng đô thị công nghiệp, khác với mô hình nhà ở công nhân hiện nay, chỉ phục vụ ở cho bản thân công nhân khu công nghiệp. Mô hình quy hoạch đô thị công nghiệp được quy hoạch phát triển cho cộng đồng dân cư đa dạng với nhiều thành phần cư dân, với cư dân là công nhân tại chỗ chiếm đa số. Các cư dân không làm công nhân trong các khu công nghiệp vẫn tham gia cung ứng các tiện ích sống trong khu đô thị. Vì vậy, công nhân có thể đảm bảo mọi nhu cầu về cuộc sống như mua sắm, giải trí, tiện nghi.

Nếu là tổ hợp KCN lớn, đa chức năng lên đến hàng ngàn Ha, thì sẽ hình thành tổ hợp Đô thị công nghiệp có đầy đủ quy mô dân số 10 vạn (đô thị loại 3), 5 vạn người (đô thị loại 4), quy mô 4000 người (đô thị loại 5). Các khu tổ hợp này đã được quy hoạch tại Việt Nam như Hòa Lạc, Nghi Sơn, Dung quất,...

Với kiến trúc, kết cấu các khu nhà, TS KTS Nguyễn Xuân Hinh cho rằng nên khuyến khích bằng quy định, hướng dẫn trong tiêu chuẩn thúc đẩy việc ứng dụng các mô hình giảm giá thành nhà ở. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, có rất nhiều giải pháp thiết kế, thi công khả thi, giải quyết tốt vấn đề này như ứng dụng hệ thống giải pháp khung nhà tiền chế bằng vật liệu mới.

“Nhà nước cần xây dựng đồng bộ hệ thống pháp lý khuyến khích, ưu đãi, bảo đảm cho quyền lợi của bất động sản là nhà ở và CT dịch vụ cho công nhân KCN, bình đẳng trước các sản phẩm BĐS khác, tạo nên môi trường thu hút kinh doanh tốt”, TS KTS Nguyễn Xuân Hinh nhấn mạnh.

Giải pháp quy hoạch phát triển nhà ở công nhân KCN

Theo ông Hinh, trước hết cần đổi mới quan điểm, nhận thức về phát triển KCN trong xã hội. Theo đó, xác định vai trò các khu kinh tế, KCN trong nền kinh tế - xã hội là quan trọng, thậm chí trong giai đoạn trước mắt có vai trò quyết định. Phát triển bền vững Khu kinh tế, KCN là hình thành nên môi trường không gian làm việc & sống tốt cho mọi người.

Đặt mối quan hệ phát triển KCN và phát triển đô thị có tính chất hưũ cơ, đồng bộ, gắn phát triển KCN với phát triển đô thị, nâng tỷ lệ đô thị hóa (ĐTH) tăng lên. ĐTH 40,4% hiện nay chưa đạt yêu cầu theo Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống đô thị VN là 45%). Xem quá trình phát triển KCN và phát triển đô thị có quan hệ mật thiết, biện chứng, trong đó quá trình công nghiệp hóa (CNH) tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển đô thị (ĐTH), còn quá trình ĐTH đem lại hệ thống dịch vụ hỗ trợ quá trình CNH thành công.

Toạ đàm trực tuyến

Toạ đàm trực tuyến "Hạ tầng xã hội khu công nghiệp: Thực trạng và giải pháp" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Thay đổi quan niệm về không gian kiến trúc cảnh quan & môi trường KCN, đa số các KCN hiện nay yêu cầu là công nghiệp sạch, không ô nhiễm môi trường, vì vậy có thể bố trí xây dựng đan xen khu đô thị trong tương lai, tạo nên sự phát triển bền vững, không những về lực lượng sản xuất, ổn định xã hội mà còn đảm bảo môi trường cảnh quan KCN đẹp.

“Cần có cách tiếp cận mới trong lập kế hoạch, quy hoạch, chiến lược đồng bộ hóa quy hoạch KCN với quy hoạch phát triển đô thị, trong một phương án tổng thể, thống nhất, từ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Tạo nên môi trường kinh doanh bất động sản đô thị công nghiệp phát triển mạnh”, ông Hinh nhấn mạnh.

Cùng với đó, ông Hinh cho rằng cần xây dựng đồng bộ các quy định pháp lý về quy hoạch. Trong đó, chính sách, cơ chế trong quản lý phát triển nhà ở và dịch vụ công nhân cần ưu tiên vị trí, quy mô sử dụng đất đai phát triển khu nhà ở và dịch vụ cho công nhân KCN. Sửa đổi đồng bộ các quy định về việc sử dụng đất cho phát triển nhà ở công nhân KCN trong Luật đất đai & các Luật khác.

Tạo thuận lợi cơ chế huy động vốn đầu tư, tiếp cận các nguồn lực tài chính cho dự án; cần bố trí một phần vốn ngân sách nhà nước để làm “vốn mồi” cho chương trình phát triển nhà ở cho công nhân, thúc đẩy các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào phát triển nhà ở công nhân KCN. Hình thành các chính sách về thuế, kinh doanh bất động sản nhà ở và công trình dịch vụ cho công nhân KCN.

Xây dựng thể chế, quy chế, bộ máy quản lý mô hình đô thị công nghiệp (định danh) theo các quy mô đô thị công nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất.

Việc xây dựng nhà ở & công trình dịch vụ cho công nhân cần có sự đồng thuận của chính quyền, nhà đầu tư bất động sản, người sử dụng lao động & cùng quy hoạch để xây dựng những khu đô thị công nghiệp phát triển bền vững.

Đặc biệt, ông Hinh nhấn mạnh tới yêu cầu cần xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, chiến lược phát triển nhà ở công nhân KCN. Cụ thể, xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy hoạch, thiết kế kiến trúc theo hướng đảm bảo nhu cầu trước mắt về kinh tế, nhưng vẫn phải phù hợp với tương lai lâu dài để ổn định sản xuất và môi trường.

Xây dựng chương trình phát triển nhà ở & công trình dịch vụ cho công nhân các KCN được tích hợp trong tổng thể chiến lược phát triển nhà ở tại các cấp độ hành chính.

Quy hoạch không gian các khu nhà ở & dịch vụ công nhân KCN (đô thị công nghiệp) nên được tích hợp trong các đồ án quy hoạch vùng, QHC đô thị.

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, chiến lược phải được tích hợp & liên kết giưa các ngành, lĩnh vực liên quan, đảm bảo việc xây dựng theo quy hoạch đồng bộ với kinh tế- xã hội.

Có thể bạn quan tâm

  • HẠ TẦNG XÃ HỘI KHU CÔNG NGHIỆP: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về nhà ở xã hội dành cho công nhân

    17:18, 03/11/2021

  • HẠ TẦNG XÃ HỘI KHU CÔNG NGHIỆP: Phát triển "nhà ở xã hội 5 sao"

    17:12, 03/11/2021

  • Chuyển đổi khu công nghiệp truyền thống thành khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ

    16:45, 03/11/2021

  • HẠ TẦNG XÃ HỘI KHU CÔNG NGHIỆP: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông ngoài khu công nghiệp

    16:32, 03/11/2021

THY HẰNG - Ảnh: QUỐC TUẤN