“Điều trị” sốt đất ảo

KTS. Phạm Thanh Tùng – Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam 06/11/2021 05:16

Bộ Xây dựng vừa yêu cầu các địa phương đăng tải công khai các đồ án quy hoạch nhằm hạn chế tình trạng “sốt đất” ảo.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký Công văn số 4363/BXD-QHKT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện đăng tải thông tin hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị Việt Nam lên cổng thông tin điện tử về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị (tên miền www.quyhoach.xaydung.gov.vn).

Còn tình trạng “ém” thông tin quy hoạch?

Theo Bộ Xây dựng, đến nay, cơ bản các địa phương đã thực hiện việc đăng tải thông tin quy hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa thựa hiện hoặc đăng tải với số lượng rất hạn chế. Cụ thể, toàn quốc hiện có 53 tỉnh, thành phố đã thực hiện việc đăng tải, với tổng số 1.087 hồ sơ đồ án quy hoạch. Đồng thời, có 10 địa phương chưa thực hiện việc đăng tải. Trong khi đó, nhiều được phương đăng tải với số lượng rất hạn chế chỉ 1 đồ án quy hoạch như An Giang; Khánh Hòa; Bắc Kạn; Bến Tre; Cao Bằng; Nghệ An; Sơn La,…

Hiện nay phần lớn người dân đều rất khó để tiếp cận được các thông tin về quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn, dù đây là yêu cầu bắt buộc đã được thể hiện trong Luật Đất đai hiện hành và các quy định pháp luật có liên quan khác. Thực trạng này tồn tại ở ngay cả các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “cò” đất lợi dụng thông tin quy hoạch có được để thổi giá thời gian qua.

 Nhiều người dân đổ xô về mua đất tại Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội khi nghe tin sắp có dự án của tập đoàn lớn được triển khai

Nhiều người dân đổ xô về mua đất tại Đồng Trúc, Thạch Thất, Hà Nội khi nghe tin sắp có dự án của tập đoàn lớn được triển khai

Bộ TN&MT yêu cầu công khai các dự án nhà ở đã được phê duyệt nhưng có vi phạm pháp luật về đất đai, không đủ điều kiện chuyển nhượng.

Bóng dáng nhóm lợi ích

Chính việc còn nhiều khó khăn trong tiếp cận các thông tin về quy hoạch đang vô tình tạo điều kiện cho cá nhân, nhóm lợi ích lợi dụng quy hoạch để đầu cơ, thổi giá bất động sản tại một khu vực nào đó nhằm kiếm lợi. Đằng sau câu chuyện này có thể có bóng dáng của những “nhóm lợi ích” với sự liên kết giữa công chức nhà nước và “sân sau” là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đứng ra dùng thông tin về quy hoạch để lái sóng, đầu cơ. Đơn cử trường hợp của TP Hà Nội khi bắt đầu công bố 6 quy hoạch phân khu và quy hoạch sông Hồng lập tức xuất hiện cơn sốt đất, thậm chí nhiều người dân đã mua bán đất ở ven sông Hồng.

Để ngăn chặn sốt đất, việc công khai quy hoạch cần được họp báo và thực hiện một cách nghiêm túc để định hướng thông tin cho người dân. Bên cạnh đó, người dân cũng cần hiểu đúng về quy hoạch, phải từ quy hoạch chung đến quy hoạch phân khu, đến lúc đó mới được mời nhà đầu tư vào. Đồng thời, người đứng đầu địa phương, các bộ phận chức năng phải chịu trách nhiệm khi các quy định về công khai, minh bạch quy hoạch không được thực hiện, dẫn đến các đối tượng lợi dụng thông tin quy hoạch để thổi giá bất động sản.

Việc công khai quy hoạch cũng được coi là giải pháp mấu chốt để xóa bỏ những hệ lụy hiện tại như tình trạng điều chỉnh quy hoạch tự phát, xóa bỏ dự án treo.

Có thể bạn quan tâm

  • Công khai quy hoạch trị sốt đất

    01:10, 01/11/2021

  • Hà Nội dự kiến đưa 3 huyện lên thành phố: Cẩn trọng sốt đất

    08:01, 09/10/2021

  • Sốt đất ăn theo quy hoạch, nhà đầu tư cẩn thận “bỏng tay”

    14:00, 29/09/2021

  • Thanh Hóa chấn chỉnh hiện tượng sốt đất ảo thao túng thị trường

    13:00, 29/09/2021

  • Lo ngại sốt đất trở lại

    00:30, 21/09/2021

  • Hà Tĩnh xuất hiện cơn sốt đất mới

    03:30, 19/09/2021

  • Có nên đầu tư đất nền hậu sốt đất?

    17:28, 03/09/2021

  • Giám sát chặt thị trường bất động sản, không để tái diễn “sốt đất”

    16:33, 26/08/2021

KTS. Phạm Thanh Tùng – Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam