Ngành thang máy Việt Nam và hành trình vươn ra thế giới
7 năm sau lần đầu tiên được Bộ Công thương đưa vào danh mục các sản phẩm có thể tự sản xuất trong nước (năm 2014), thang máy Việt Nam đang dần “tiến ra thế giới”.
7 năm sau lần đầu tiên được Bộ Công thương đưa vào danh mục các sản phẩm có thể tự sản xuất trong nước (năm 2014), thang máy Việt Nam đang dần “tiến ra thế giới”, chinh phục những thị trường khó tính nhất nhưng đồng thời cũng là những thị trường tiềm năng nhất.
Thang máy là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ XIX tại các nước châu Âu. Sự ra đời của nó được ví von là để giúp con người chinh phục những đỉnh cao một cách nhanh chóng. Thay vì phải đi qua nhiều “đường chéo” để đến được độ cao mong đợi, thang máy đúng như định nghĩa của nó được ghi trong các loại từ điển, của mọi loại ngôn ngữ trên thế giới là “phương tiện giúp con người, hàng hóa di chuyển theo chiều thẳng đứng”.
THANG MÁY LUÔN ĐI LÊN
Xã hội loài người càng phát triển, công nghệ càng tiên tiến thì tầm hoạt động của thang máy càng vươn cao. Tỷ phú Elon Musk – nhà sáng lập của hãng xe điện Tesla, người mang tham vọng đưa người lên sao Hỏa, thậm chí còn đặt tham vọng chế tạo được chiếc thang máy đưa con người ra ngoài tầng khí quyển và ngắm nhìn vũ trụ. Dường như chính vì cái “sứ mệnh” được xác định rõ ràng là luôn “đi lên”, chinh phục những tầm cao như thế nên ngành thang máy thế giới luôn… tăng trưởng dương.
Các số liệu thống kê cho thấy, từ đầu thế kỷ XXI đến nay thì nhu cầu thang máy của loài người tăng bình quân 5.9%/năm. Năm 2020, tổng giá trị các sản phẩm thang máy được sản xuất mới và đưa vào sử dụng trên toàn thế giới đạt mức 128 tỷ USD (khoảng 3 triệu tỷ đồng).
Dịch Covid-19 xuất hiện và hoành hành khắp thế giới, khiến cho cuộc sống của nhân loại gặp vô vàn xáo trộn. Song, sản xuất và chế tạo thang máy là một trong số ít ngành nghề được các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá là có sức đề kháng tốt với những tác động tiêu cực của Covid-19.
Dự đoán từ nay đến năm 2027, quy mô thị trường thang máy thế giới sẽ không ngừng được mở rộng với hơn 1 triệu sản phẩm mới/năm, đưa số thang máy được sử dụng trên thoàn thế giới lên con số 24 triệu chiếc và đem lại nguồn doanh thu khổng lồ cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo, lắp đặt và các dịch vụ bảo trì.
VIỆT NAM SẼ LÊN KỊP CHUYẾN TÀU?
Trước tương lai tươi sáng của ngành thang máy thế giới, cơ hội không chỉ được trao cho các “ông lớn” có truyền thống sản xuất, chế tạo thang máy từ lâu đời ở châu Âu. Bởi trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, “công xưởng thang máy của thế giới” đã dần dịch chuyển từ cựu lục địa sang khu vực châu Á.
Các nhà máy sản xuất, lắp ráp thang máy mọc lên từ Nhật Bản đến Trung Quốc rồi Thái Lan, Malaysia, Việt Nam…, đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của nhiều thương hiệu thang máy châu Á.
Sau khi giành lại thị phần trên sân nhà, các thương hiệu thang máy châu Á bây giờ đang chuyển hướng sang chinh phục các thị trường mới tại châu Mỹ, Australia và đặc biệt là các nước Trung Đông, châu Phi – những nơi được dự báo là có tốc độ phát triển “nóng” và có nhiều điểm phù hợp với chiến lược giá, thiết kế sản phẩm… của các hãng thang máy châu Á.
Theo một cuộc khảo sát được tiến hành vào tháng 6/2021, các nước Trung Đông và châu Phi sẽ là các thị trường trung tâm của các sản phẩm thang máy được sản xuất từ nay đến năm 2030. Trong khi đó, dòng tiền lên đến hơn 100 tỷ USD sẽ chảy ngược lại các “công xưởng” tại châu Á.
Trong bức tranh lạc quan của ngành sản xuất, chế tạo thang máy châu Á, Việt Nam cũng được coi là điểm sáng, sở hữu tốc độ phát triển ấn tượng. Năng lực sản xuất không ngừng được cải thiện, các nhà máy mọc lên khắp 3 miền khiến cho thị trường trong nước dần trở nên “chật hẹp” trở thành cuộc cạnh tranh khốc liệt về cả chất lượng sản phẩm lẫn dịch vụ.
Để tồn tại và phát triển lên những tầm cao mới, ngành sản xuất và chế tạo thang máy Việt Nam chắc chắn không thể đứng ngoài cuộc chơi chung của cả châu Á. Chuyến tàu khai phá các thị trường mới không thể bị bỏ lỡ!
ĐƯA THANG MÁY VIỆT NAM RA THẾ GIỚI
Một trong những đơn vị Việt Nam tiên phong “đặt vé” lên chuyến tàu chinh phục của ngành thang máy châu Á có lẽ là Công ty cổ phần Liên doanh ALPEC – đơn vị có gần 20 năm kinh nghiệm trên thị trường, được đánh giá là nhà sản xuất thang máy lớn hàng đầu tại khu vực phía Bắc.
Với nhà máy quy mô, công suất có thể đạt 8.000 sản phẩm/năm cùng với hệ thống máy móc sản xuất hiện đại đặt ở Hưng Yên, ALPEC là công ty thang máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất được thang máy có vận tốc 7 m/s, động cơ không hộp số hay thang cuốn dài nhất Việt Nam. Năng lực thi công và lắp đặt thang máy của ALPEC cũng được đánh giá cao với hàng loạt những gói thầu lớn được triển khai tại Việt Nam cũng như một số quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Tháng 9/2021, Công ty Cổ phần Liên doanh ALPEC và FUJI Elevator (Malaysia) đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, chuẩn bị cho kế hoạch đưa các sản phẩm, thang máy được sản xuât tại Việt Nam đến với các thị trường quốc tế. Theo đó, FUJI Elevator Malaysia sẽ trở thành một cổ đông nước ngoài nữa của ALPEC, cùng với FUJI Elevator Nhật Bản. Như vậy, ALPEC sẽ trở thành sự kết hợp của các thương hiệu lâu đời trong ngành thang máy của Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia.
FUJI Elevator Malaysia được thành lập từ năm 1992, là công ty thang máy sở hữu bản quyền thương hiệu thang máy FUJI và từ nhiều năm nay đã xây dựng được hệ thống đại lý và hợp tác khắp các châu lục, nay đang tiếp tục mở rộng thị trường tới các nước Trung Đông và châu Phi.
Ông Hoàng Thế Duy (Phó Tổng giám đốc thường trực Công ty Cổ phần Liên doanh ALPEC) cho biết: “ALPEC và FUJI Elevators Malaysia đang cùng có một mục tiêu phát triển rõ ràng trong lĩnh vực sản xuất thang máy. Mỗi công ty có những điểm mạnh riêng, đã khai thác hiệu quả thị trường của riêng mình và sự kết hợp chắc chắn sẽ phát huy mạnh mẽ nguồn lực của mỗi bên. Sự hợp tác này sẽ giúp các sản phẩm thang máy được sản xuất tại Việt Nam nói riêng, ASEAN và châu Á nói chung đến với các thị trường đầy tiềm năng trên khắp thế giới”.
Theo thỏa thuận chiến lược vừa được ký kết, FUJI Elevator Nhật Bản và FUJI Elevator Malaysia sẽ cung cấp các thiết bị vật tư, linh kiện… theo tiêu chuẩn của FUJI (Nhật Bản) và ủy quyền cho ALPEC sản xuất sản phẩm thang máy theo tiêu chuẩn kỹ thuật của FUJI Malaysia và Nhật Bản. Những sản phẩm này sau đó sẽ được xuất khẩu ra các thị trường châu Á, Trung Đông, Australia, Mỹ… thông qua hệ thống đại lý quốc tế của FUJI Elevator Malaysia.
Sản phẩm thang máy Việt Nam sẽ tiến ra nước ngoài một cách mạnh mẽ sau các thỏa thuận hợp tác chiến lược của ALPEC với FUJI Elevator Malaysia. Đây là một bước tiến lớn, đáng tự hào của ngành thang máy nói riêng và các ngành sản xuất chế tạo Việt Nam nói chung.
CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN DOANH ALPEC Website: www.alpec.com.vn Hotline: 0901 70 7779 (Khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc) - 0901731979 (khu vực TP.HCM và các tỉnh phía Nam) Khu CN Phố Nối A, Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên Tel: (+84) 2213 788 848 – Fax: (+84) 2213 980 385 VĂN PHÒNG HÀ NỘI Số 47, Vũ Trọng Phụng, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội - Tel: (+84) 24 3974 7979 – Fax: (+84) 24 3557 8420 CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Tầng 3, Số 58 Bạch Đằng, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng -Tel: (+84) 2363737779 – Fax: (+84) 2363737779 CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH Tầng 4, Khu văn phòng Sài Gòn Airport Plaza, Số 1 Bạch Đằng, Q. Tân Bình- Tel: (+84) 28 3846 3888- Fax: (+84) 28 3847 8988 |