Khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản

LÊ SÁNG 02/12/2021 03:00

Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, theo các chuyên gia, thị trường bất động sản sẽ là “vùng trũng” hút dòng tiền trong năm 2022.

>>> Cần thiết phát triển nhà ở thương mại giá rẻ

>>> Khó kéo giá nhà về tầm tay người thu nhập thấp

Lĩnh vực bất động sản (BĐS) hiện đóng góp khoảng 7-8% GDP cả nước và có liên quan đến hơn 35 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động.

Thị trường BĐS được cho là tiếp tục hút mạnh dòng tiền của các tổ chức tài chính, tín dụng cũng như nhà đầu tư tổ chức và cá nhân tỏng năm 2022

Thị trường bất động sản tiếp tục hút mạnh dòng tiền của các tổ chức tài chính, tín dụng cũng như nhà đầu tư

Dòng tiền đổ vào bất động sản

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng, trong năm 2022, thị trường BĐS sẽ nhận được nhiều tín hiệu và xung lực tích cực cho sự phục hồi và tăng trưởng. Cụ thể, một số dòng vốn lớn được dự báo sẽ tiếp tục chảy vào thị trường BĐS gồm vốn vay ngân hàng, vốn doanh nghiệp huy động trực tiếp trên thị trường thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp bên cạnh dòng vốn tự thân của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, vốn đầu tư công cũng được cho sẽ tạo xung lực tích cực trực tiếp và gián tiếp làm tăng quy mô và định hướng dòng tiền đổ vào thị trường BĐS.

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng tốc phát triển hạ tầng Việt Nam: Cơ hội nào cho thị trường BĐS?

    Tăng tốc phát triển hạ tầng Việt Nam: Cơ hội nào cho thị trường BĐS?

    09:33, 18/10/2021

  • Yếu tố nào quyết định thành công của “cuộc đua” bán BĐS online?

    12:14, 07/10/2021

  • BĐS cho thuê Phú Quốc - ‘miếng bánh ngọt’ hấp dẫn nhà đầu tư

    12:02, 27/08/2021

Đặc biệt, TS. Phong cũng cho rằng trong năm 2022 sẽ có sự gia tăng đột biến dòng vốn FDI đổ vào thị trường BĐS gắn với sự phục hồi của du lịch, gia tăng xu hướng tái cơ cấu các chuỗi cung ứng công nghiệp trong khu vực cũng như kế hoạch triển khai hàng loạt dự án BĐS lớn trên cả nước như các thành phố thông minh khi lượng vốn lớn từ các quỹ đầu tư BĐS mới thành lập đã sẵn sàng đổ bộ vào Việt Nam.

Về mức độ ưu tiên của các dòng tiền trong năm 2022, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng sẽ có thể tập trung vào các sản phẩm NOXH, chung cư đảm bảo chất lượng và tiện tích, đất thổ cư và nhà riêng có giấy tờ hợp pháp và địa điểm đắc địa, giá phù hợp, đáp ứng được nhu cầu ở thực của người dân trung lưu. Các phân khúc được cho là sẽ vẫn có dòng tiền nhưng hạn chế hơn là các BĐS bán lẻ mặt phố, khách sạn, văn phòng, đất nền…

Bên cạnh đó, dòng tiền đang và sẽ tiếp tục quy tụ vào các sản phẩm nghỉ dưỡng, đô thị ven đô và ven biển quy mô lớn, nhiều tiện ích, đa công năng và phong phú chủng loại sản phẩm cũng như vào các dự án phát triển các sản phẩm BĐS đáp ứng nhu cầu “đô thị trong đô thị” có môi trường xanh, lành mạnh và những khu dân cư được quy hoạch tốt với nhiều tiện ích, nằm gần các dự án hạ tầng trọng điểm,… TS. Phong nhận định.

Khơi thông nguồn vốn

Theo các chuyên gia, ở góc độ vĩ mô, thị trường BĐS được xem là một trong những “rốn” hấp thụ lạm phát trong bối cảnh các doanh nghiệp và cả nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn cần sớm được “hà hơi” thông qua những gói kích thích quy mô. Theo đó, việc tiếp tục duy trì và cải thiện dòng vốn cho thị trường này sẽ là một trong những ưu tiên của những nhà làm chính sách.

Các dự án BĐS tại các vùng ven đô, ven biển được đầu tư đồng bộ được cho sẽ là một trong những

Các dự án bất động sản ven đô, ven biển được đầu tư đồng bộ sẽ là một trong những "địa chỉ" của dòng tiền đầu tư trong năm 2022

TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế cho rằng để thị trường BĐS sớm phục hồi sau đại dịch, một mặt góp phần vào sự phục hồi chung của nền kinh tế, mặt khác tạo tiền đề cho những lĩnh vực kinh tế liên quan đến BĐS phục hồi theo thì khơi thông nguồn vốn là giải pháp cần ưu tiên.

"Có nhiều căn cứ để tin tưởng vào việc Việt Nam sẽ triển khai quyết liệt và thành công chiến lược bao phủ diện rộng tiêm vaccine, hướng tới đạt miễn dịch cộng đồng trong đầu năm 2022. Đây chính là điều kiện quan trọng để khôi phục nền kinh tế nói chung và cải thiện dòng vốn cho thị trường BĐS nói riêng" - TS Ánh cho biết.

Chia sẻ về giải pháp để duy trì và cải thiện dòng tiền cho thị trường BĐS trong năm 2022, TS. Nguyễn Minh Phong nhận định, đối với các doanh nghiệp kinh doanh BĐS cần tiếp tục giữ vững lòng tin của các chủ nợ, của thị trường và đối tác, đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án và mục đích sử dụng vốn vay… cũng như tăng cường chất lượng của các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Còn theo TS. Vũ Đình Ánh, các cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể xem xét phương án, kiến nghị của một số Hiệp hội ngành nghề trong thời gian qua như việc giảm lãi suất cho vay khoảng 2%/năm cho các doanh nghiệp BĐS, nhà đầu tư, khách hàng vay mua nhà đi đôi với không chuyển nhóm nợ đối với các khoản vay quá hạn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp BĐS được tiếp cận các khoản vay mới để triển khai thực hiện dự án, cho nhà đầu tư, khách hàng mua nhà và BĐS được tiếp tục vay theo hợp đồng vay tín dụng.

“Để khơi thông nguồn vốn cho thị trường BĐS sau đại dịch thì tín dụng cho lĩnh vực này cần được hưởng các ưu đãi ít nhất không thấp hơn so với tín dụng cho các ngành nghề lĩnh vực khác cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19”, TS. Ánh nêu quan điểm.

Có thể bạn quan tâm

  • Cơ hội đầu tư bất động sản Phú Quốc

    Cơ hội đầu tư bất động sản Phú Quốc

    05:00, 01/12/2021

  • Chuyển đổi số quy hoạch bất động sản chặn sốt ảo

    Chuyển đổi số quy hoạch bất động sản chặn sốt ảo

    13:30, 30/11/2021

  • Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

    Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

    03:00, 29/11/2021

  • VLG chính thức ra mắt thị trường bất động sản

    VLG chính thức ra mắt thị trường bất động sản

    12:10, 28/11/2021

LÊ SÁNG