BẤT ĐỘNG SẢN MIỀN TRUNG 2022: Tiềm năng đa dạng trong tương lai

Bài: DIỄM NGỌC - Ảnh: QUỐC TUẤN 12/01/2022 17:18

Bất động sản miền Trung được đánh gía có tiềm năng đa dạng trong tương lại với các loại hình như BĐS du lịch nghỉ dưỡng, BĐS công nghiệp, BĐS xanh, BĐS Hội nghị, BĐS nghỉ hưu,...

>>BẤT ĐỘNG SẢN MIỀN TRUNG 2022: Khơi thông pháp lý cho thị trường

Phát biểu tại Diễn đàn “Bất động sản Miền Trung 2022: Xu hướng phát triển và lựa chọn đầu tư” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều ngày 12/1, Bà Trang Bùi - Tổng Giám đốc C&W Việt Nam cho rằng, chúng ta đã nói rất nhiều về tiềm năng thị trường bất động sản miền Trung, tập trung vào phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng. Nhưng ngoài những tiềm năng đó thì còn những tiềm năng có thể phát triển và khai thác trong tương lai.

 Bà Trang Bùi Tổng giám đốc C&W Việt Nam

Bà Trang Bùi - Tổng giám đốc C&W Việt Nam

Theo đánh giá trong năm 2021, thị trường bất động sản của Việt Nam nói chung đã có những thông tin rất nổi bật, mặc dù dịch bệnh COVID-19 hoành hành khá nặng nề, tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế. Riêng khu vực miền Trung đã có một điểm nóng, đó là tiếp nhận đầu tư của liên doanh giữa VSIP - Amata - Sumitomo làm dự án khu công nghiệp gần 500 ha tại Quảng Trị.

Đây được xem là ba nhà đầu tư hàng đầu của Singapore, Nhật Bản và của Thái Lan đã có những đầu tư rất nổi bật tại khu vực miền Nam. Hoạt động đầu tư này cũng đánh dấu một sự nổi bật là các nhà đầu tư vào thị trường miền Trung, vào các mảng sản xuất tiềm năng cao, mang lại sự thúc đẩy kinh tế và xuất nhập khẩu khá lớn cho khu vực.

Ở khía cạnh bất động sản khu công nghiệp, miền Bắc có tổng nguồn cung khoảng 10.000 ha đất khu công nghiệp. Miền Trung cũng xấp xỉ gần bằng miền Bắc. Lớn nhất vẫn là miền Nam, vì khu kinh tế trọng điểm được thiết lập đầu tiên của cả nước là ở miền Nam với 25.000 ha. Trong đó, có phân khúc bất động sản nhà xưởng xây sẵn, nhà kho xây sẵn mà ở miền Trung hiện đang phát triển, để tập trung phục vụ cho các nhu cầu tăng cao. Do sự tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu ở miền Trung bắt đầu tăng trưởng, có những tỉnh, thành phố tăng trưởng theo chiều thẳng đứng trong ba năm trở lại đây. Vì thế trong tương lai, phần bất động sản công nghiệp, cũng như nhà xưởng xây sẵn, nhà kho xây sẵn phục vụ cho các chuỗi cung ứng bắt đầu có sự tăng trưởng ở khu vực này”, bà Trang đánh giá.

Tuy nhiên, bất động sản nhà xưởng xây sẵn, nhà kho xây sẵn dù có nhiều tiềm năng phát triển, thì trong tương lai vẫn chỉ ở góc độ trung lập, nghĩa là có tiềm năng phát triển nhưng không mạnh mẽ như miền Bắc và miền Nam. Hơn nữa, các doanh nghiệp nước ngoài, vốn đầu tư dành cho loại hình sản xuất tại thị trường miền Trung vẫn còn nhỏ, nên cần một khoảng thời gian dài hơn để phát triển.

Một điểm cần phân tích sâu hơn nữa đối với miền Trung đó là tiềm năng tương lai đối với loại hình bất động sản hội nghị. Như vừa qua, Hội nghị APEC Việt Nam đăng cai tổ chức năm 2017 ở miền Trung, mà tiềm năng này, miền Nam và miền Bắc chưa thể phát triển được.

Diễn đàn “Bất động sản Miền Trung 2022: Xu hướng phát triển và lựa chọn đầu tư”

Diễn đàn “Bất động sản Miền Trung 2022: Xu hướng phát triển và lựa chọn đầu tư” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều ngày 12/1/2022.

>>BẤT ĐỘNG SẢN MIỀN TRUNG 2022: Lạc quan dòng vốn đầu tư

Bà Trang Bùi cũng chia sẻ thêm một góc nhìn khác về cơ sở hạ tầng ở miền Trung kết nối như thế nào trong khu vực và với liên kết vùng. Điểm quan trọng ở đây đó là cửa ngõ hành lang kinh tế Đông Tây kết nối trực tiếp miền Trung đi qua Thái Lan và Myanma. Theo đó, cửa ngõ này khá quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách.

Mặt khác, miền Trung cũng có một điểm là “chảy máu” lao động khi rất nhiều lực lượng lao động phục vụ cho công nghiệp đa số đi vào các tỉnh miền Nam và miền Bắc để làm việc. Do đó, hành lang kinh tế Đông Tây này cũng có thể giúp miền Trung trong tương lai, nếu phát triển bất động sản công nghiệp, sẽ giúp thu hút lao động quay trở lại và thu hút từ các vùng khác.

Một điểm chú ý nữa là về cảng biển, hiện nay Việt Nam có 17 cảng biển, với công suất lớn nhất ở miền Trung, đóng góp giá trị rất lớn đó là cảng Dung Quất. Trong tương lai, các cảng này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu và giao thương hàng hóa.

Cùng với đó, tại Việt Nam cũng đang làm những việc rất đúng về quy hoạch, những chuyến bay kết nối mà ở khu vực miền Trung hoàn toàn dễ dàng để kết nối tất cả các tỉnh, thành phố chính ở Việt Nam và kết nối rất tốt đi ra các sân bay quốc tế. Tiêu biểu như kết nối từ Đà Nẵng đi Hàn Quốc, đây là một đất nước phát triển du lịch rất mạnh mẽ, cũng như các hoạt động đầu tư khác.

Một tiềm năng nữa đối với khu vực miền Trung, đó là, ngoài phân khúc phổ biến về khách sạn nghỉ dưỡng, nhà ở, khu đô thị, nhưng còn một loại hình mới mà miền Trung hoàn toàn có thể nhắm tới, dựa vào ưu đãi của thiên nhiên, đó là bất động sản nghỉ hưu. Phân khúc này nhắm đến những người có thu nhập cao, mong muốn lựa chọn nơi có thiên nhiên và khí hậu phù hợp để sống khi nghỉ hưu.

Với những thuận lợi và các khó khăn kể trên, miền Trung còn rất phù hợp cho ngành sản xuất xanh, thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lớn hướng tới để bảo vệ môi trường. Từ đó chúng ta sẽ có nhà kho xanh, nhà xưởng xanh và khu công nghiệp xanh, cùng với đầu tư lớn của VSIP- Amata - Sumitomo sẽ là những nhà đầu tư tập trung vào hướng này, mang lại những điểm tích cực thúc đẩy tiềm năng rất tốt cho khu vực miền Trung”, bà Trang dự báo.

Có thể bạn quan tâm

  • BẤT ĐỘNG SẢN MIỀN TRUNG 2022: Khơi thông pháp lý cho thị trường

    16:22, 12/01/2022

  • BẤT ĐỘNG SẢN MIỀN TRUNG 2022: Lạc quan dòng vốn đầu tư

    16:12, 12/01/2022

  • BẤT ĐỘNG SẢN MIỀN TRUNG 2022: Sẽ phát triển mạnh mẽ!

    15:49, 12/01/2022

  • BẤT ĐỘNG SẢN MIỀN TRUNG 2022: Tăng tốc!

    15:36, 12/01/2022

Bài: DIỄM NGỌC - Ảnh: QUỐC TUẤN