Seaholdings trượt dốc?

DIỆU HOA 14/07/2022 03:00

Là chủ đầu tư mới nổi ở phía Nam với các dự án được bán khá "chạy", thế nhưng bức tranh tài chính của Seaholdings lại có nhiều "uẩn khúc".

>>Gỡ "nút thắt" pháp lý đưa bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tăng tốc

Dự án The Pearl Riverside do Seaholdings làm chủ đầu tư

Ghi dấu ấn với 3 dự án tầm cỡ tại thị trường phía Nam là Lago Centro, Fresca Riverside và The Pearl Riverside, thế nhưng hoạt động kinh doanh của Seaholdings không mấy sáng sủa.

Kinh doanh “trượt dốc”

Theo thông tin tự giới thiệu trên website, Seaholdings tiền thân là công ty môi giới bất động sản SeaReal được thành lập vào năm 2008, sở hữu tới 7 công ty thành viên. Seaholdings cũng chuyển hướng sang đầu tư, phát triển dự án bất động sản vào năm 2017, với mục tiêu trong 5 năm tới sẽ trở thành một trong những chủ đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Gỡ

    Gỡ "nút thắt" pháp lý đưa bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tăng tốc

    00:30, 13/07/2022

  • Áp lực đáo hạn 122.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản: Nhà đầu tư cần bình tĩnh

    22:28, 11/07/2022

  • 5 dự báo thị trường bất động sản cuối năm

    06:01, 11/07/2022

Trong khi đó, theo thông tin tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, CTCP Bất động sản Seaholding có tiền thân là CTCP dịch vụ bất động sản Seareal Minh Phúc, công ty này được thành lập vào 17/3/2016, trụ sở ban đầu đặt tại Tòa M-H Building, phường 1, quận 5, TP HCM, vốn điều lệ là 1,5 tỷ đồng.

Người đại diện theo pháp luật, đồng thời giữ chức tổng giám đốc của đơn vị này là ông Trần Hiền Phương (ông Phương sở hữu 80% cổ phần). Tháng 9/2017, doanh nghiệp này đổi tên thành CTCP bất động sản Seaholdings.

Về hoạt động kinh doanh, giai đoạn 2017 – 2018, doanh nghiệp này đã mở bán rầm rộ 2 dự án là Fresca Riverside và Lago Centro. Tuy nhiên, doanh thu từ 2 dự án dường như không được ghi nhận vào báo cáo dòng tiền khi chỉ đạt lần lượt 28,4 tỷ đồng và 15,8 tỷ đồng trong giai đoạn này.

Đến năm 2019, dù 2 dự án bán khá “chạy”, thế nhưng Seaholdings kinh doanh “trượt dốc” khi doanh thu chỉ ghi nhận còn 4,2 tỷ đồng, giảm tới 74% so với năm 2018.

Đến năm 2020, doanh nghiệp này tiến hành tăng vốn chủ sở hữu từ 121 tỷ đồng lên 143 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh thu tăng gấp 136 lần so với 2019, đạt 576 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cải thiện từ 128 triệu đồng lên 21,4 tỷ đồng.

Trong ghi đó, cập nhật mới nhất, đầu năm 2022, doanh nghiệp này cũng tiến hành tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng.

Về kế hoạch kinh doanh, hiện tại Seaholdings đang ráo riết triển khai xây dựng và chuẩn bị tung ra thị trường 20 căn biệt thự triệu đô "độc bản" tại The Pearl Riverside. Tại dự án này, Seaholdings cho biết đã bàn giao 200 căn nhà phố và biệt thự tới khách hàng.

Và những tai tiếng

Mặc dù luôn được quảng bá các dự án đều sở hữu pháp lý hoàn thiện, 100% có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hình thành nên cộng đồng cư dân tinh hoa, giá trị bất động sản cũng thăng hạng. Thế nhưng, danh tiếng của Seaholdings cũng đi kèm với nhiều tai tiếng.

Trong đó, tại Fresca Riverside - dự án đầu tay, theo thông tin được phản ánh, cư dân đã tố chủ đầu tư bán nhà theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”.

Cư dân Fresca Riverside tố chung cư thấm, hôi và sai công năng sử dụng

Trong đó, dự án được bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 6/2020, tuy nhiên chỉ sau vài tháng sinh sống, cư dân tại đây đã bức xúc với hàng loạt vấn đề trong xây dựng và công trình xuống cấp nghiêm trọng. Cư dân đã nhiều lần gửi thư và phản ánh trực tiếp với Sea Holdings, nhưng bị chủ đầu tư này trốn tránh. Một số vấn đề đã được chủ đầu tư khắc phục nhưng chỉ dừng lại ở mức qua loa, chống chế.

Với dự án Lago Centro City, trên website của Seaholdings dự án cũng được ghi nhận trong danh mục các dự án của Tập đoàn, đồng thời tại nhiều bài quảng cáo cũng giới thiệu Seaholding là chủ đầu tư dự án này.

Song, thực tế thông tin từ các cơ quan chức năng, chủ đầu tư lại là Công ty TNHH Bất động sản An Thịnh Phát L.A, có người đại diện pháp luật ban đầu là ông Trần Minh Nhật, ông Nhật cũng đồng thời là cổ đông giữ 20% cổ phần của Seaholdings.

Hiện tại, cơ cấu cổ đông của An Thịnh Phát L.A có sự thay đổi khi người đại diện pháp luật mới là bà Nguyễn Thị Phấn (bà phấn chỉ giữ 5% cổ phần". 95% cổ phần còn lại thuộc về bà Phạm Thị Thu Nguyệt (Bình Định).

Năm 2019, mặc dù dự án chưa được cấp phép xây dựng, chưa được nghiệm thu hạ tầng do đang trong giai đoạn hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý nhưng đã rao bán trên mạng buộc Sở Xây dựng Long An phải lên tiếng và cung cấp thông tin về chủ đầu tư thật sự và đính chính chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện đối với việc chào bán bất động sản hình thành trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

  • Địa ốc và những lời hứa (kỳ 1): Cam kết lợi nhuận

    Địa ốc và những lời hứa (kỳ 1): Cam kết lợi nhuận

    15:18, 13/07/2022

  • Năm

    Năm "trả nợ" trái phiếu địa ốc

    06:02, 11/07/2022

  • Địa ốc “chới với” vì hết quota vốn

    Địa ốc “chới với” vì hết quota vốn

    16:46, 14/06/2022

DIỆU HOA