Hút vốn ngoại bằng đầu tư hạ tầng

Lê Mỹ 27/08/2018 11:01

Trong bối cảnh dịch chuyển đầu tư, Asean +1 và chiến tranh thương mại leo thang, điều mà Việt Nam cần sẵn sàng để hút vốn ngoại, là tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng…

Đó là khuyến nghị của TS. Chua Hak Bin, Chuyên gia kinh tế trưởng của Tập đoàn Maybank Kim Eng Malaysia tại hội thảo “Thị trường chứng khoán nửa cuối 2018: Cơ hội có đủ lớn?” được tổ chức vừa qua tại TP.HCM.

p/Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam.

Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam.

“Nghẽn” đầu tư công

TS. Chua Hak Bin nhận định rằng trong làn sóng dịch chuyển đầu tư có thể từ thị trường Trung Quốc sang khu vực nhân công giá rẻ hơn và an toàn hơn, cơ hội của Việt Nam thu hút vốn ngoại bao gồm FDI và FII là rất lớn.

Có thể bạn quan tâm

  • Thời cơ vàng để các ngân hàng lớn hút vốn ngoại

    Thời cơ vàng để các ngân hàng lớn hút vốn ngoại

    11:01, 15/08/2018

  • Cổ phiếu ngân hàng hút vốn ngoại

    Cổ phiếu ngân hàng hút vốn ngoại

    06:06, 01/01/2018

  • Thu hút vốn ngoại vào hạ tầng du lịch là hướng đi hợp lý cho Việt Nam

    Thu hút vốn ngoại vào hạ tầng du lịch là hướng đi hợp lý cho Việt Nam

    12:31, 30/08/2015

  • "Tăng thuế phải sử dụng để sinh lợi, đầu tư hạ tầng"

    02:00, 02/07/2018

  • Hà Nội đổi

    Hà Nội đổi "đất vàng" để đầu tư hạ tầng giao thông

    03:44, 20/06/2018

  • Vì sao đầu tư hạ tầng hàng không “nở rộ”?

    Vì sao đầu tư hạ tầng hàng không “nở rộ”?

    06:00, 10/05/2018

  • Tập đoàn lớn của Đức muốn đầu tư hạ tầng và dầu khí tại Việt Nam

    Tập đoàn lớn của Đức muốn đầu tư hạ tầng và dầu khí tại Việt Nam

    22:01, 20/07/2016

Theo tính chất bắc cầu, vốn đầu tư vào hạ tầng góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng sẽ gia tăng lực hút - khơi thông các dòng vốn đầu tư tiếp sau. Đây đã và sẽ là chìa khóa để Việt Nam cạnh tranh với Thái Lan trước chiến tranh thương mại hay xu hướng Asean+1 trong thu hút vốn ngoại.

Theo tính toán của các chuyên gia quốc tế, thông thường, nếu Chính phủ đầu tư 1% GDP vào cơ sở hạ tầng, thì GDP sẽ tăng thêm 1,5%. Phần lớn vốn cho đầu tư hạ tầng hiện tại, vẫn đang phụ thuộc vào nguồn đầu tư công. Nếu đầu tư công bị nghẽn hoặc giải ngân chậm, GDP cũng sẽ tăng trưởng chậm lại.

Trong giai đoạn 2016-2020, với việc Chính phủ ưu tiên mục tiêu trả nợ, giảm bội chi và nợ công, thì việc giải ngân vốn đầu tư công cho cơ sở hạ tầng có thể sẽ bị chậm lại. Theo Tổng cục thống kê, trong 7 tháng đầu 2018, việc giải ngân cho đầu tư công chỉ đạt khoảng 6,7 tỷ USD, tương đương 44,5% kế hoạch năm.
Khi vốn đầu tư công nghẽn, danh mục cơ sở hạ tầng có nhu cầu hoàn thiện lại càng cần nhanh chóng linh hoạt tìm nguồn lực mới với vốn đầu tư tài trợ từ bên ngoài và tư nhân.

Tìm tài trợ hợp vốn, tài trợ hỗn hợp

Ngay trong tuần thứ 3 của tháng 8, một hợp đồng tài trợ hợp vốn đã được VCCI kết nối cùng các tổ chức quốc tế, mang nguồn về Việt Nam một cách thành công. Sự tham gia hợp vốn của ba ngân hàng quốc tế là Hang Seng Bank Limited, Chong Hing Bank Limited và The Bank of East Asia Limited, thông qua hợp đồng ký kết cùng SCB - một tổ chức tín dụng (TCTD) sau tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015, đang đi vào hoạt động ổn định và dần tăng tốc, để giải ngân cho 1 doanh nghiệp tại Việt Nam, cho thấy kỳ vọng tìm tài trợ vốn từ bên ngoài là hoàn toàn có cơ sở.

Đáng chú ý ngoài hợp đồng ký kết trong dịp kết nối đầu tư hạ tầng, SCB và 3 ngân hàng nói trên đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược. Theo đó, các bên cam kết sẽ hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài trong lĩnh vực ngân hàng như chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư và quản lý tài chính, giới thiệu các đối tác, tìm kiếm và thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là trong các hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có nhu cầu về vốn đầu tư.

Việc giải ngân các khoản cho vay hợp vốn sẽ góp phần tạo ra cơ chế san sẻ tài chính - một bước để đa dạng hóa nguồn lực và củng cố sự tham gia “tài trợ hỗn hợp”, gia tăng nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng.

Ở góc độ lợi ích thị trường, mô hình tài trợ hợp vốn thông qua kết nối để có thêm nguồn lực đáp ứng nhu cầu đầu tư hạ tầng của các doanh nghiệp tư nhân, theo đánh giá của giới chuyên môn, đang trở thành xu hướng. Còn nhớ trong năm 2017, Cty Đầu Tư Tài chính Nhà nước HFIC đã phát huy vai trò nhà đầu tư chiến lược, tiên phong kêu gọi các thành phần kinh tế và huy động mọi nguồn lực của xã hội tham gia đầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm, thông qua việc ký kết Biên bản ghi nhớ cho vay vốn và Biên bản ghi nhớ nhận tài trợ vốn đối với 2 dự án đầu tư theo hình thức PPP.

Cùng song hành với HFIC, là các TCTD, như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, SCB, TPBank, BIDV… đã hợp tác tài trợ tới 26.000 tỷ đồng cho 8 dự án hạ tầng theo hình thức PPP.

Dù vậy, bước tài trợ vốn này cũng mới chỉ thu xếp được một phần rất nhỏ trong nhu cầu vốn để hoàn thiện các dự án hạ tầng của TP.HCM. Riêng năm 2018-2020, Chủ tịch UBND TP. Nguyễn Thành Phong cho biết Thành phố đang cần tới 230.000 tỷ đồng cho các dự án hạ tầng theo đúng mục tiêu.

Trong khi nhu cầu vốn cho đầu tư hạ tầng rất lớn, việc huy động nguồn xã hội hóa khó khăn, thì các nhà đầu tư hạ tầng lại tiếp tục nhìn sang “cửa” vốn tín dụng. Tuy nhiên tín dụng cho đầu tư hạ tầng với các khoản vay dài hạn có thể gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Bởi vậy, việc giải ngân các khoản cho vay hợp vốn từ các nguồn khác sẽ góp phần tạo ra cơ chế san sẻ tài chính - một bước để đa dạng hóa nguồn lực và củng cố sự tham gia “tài trợ hỗn hợp”, gia tăng nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng.

Lê Mỹ