Công khai thông tin giao dịch trái phiếu để hỗ trợ nhà đầu tư
Theo Bộ Tài chính, mới đây các thông tin về giao dịch trái phiếu Chính phủ được công khai nhằm hỗ trợ nhà đầu tư trong giao dịch mua bán trái phiếu...
Đầu tháng 8 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ (TPCP) do Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành, tổng khối lượng gọi thầu 7.000 tỷ đồng tại các kỳ hạn 5 năm (1.000 tỷ đồng), 7 năm (1.000 tỷ đồng), 10 năm (2.000 tỷ đồng), 15 năm (2.000 tỷ đồng), 20 năm (500 tỷ đồng) và 30 năm (500 tỷ đồng). Kết quả, phiên đấu thầu đã huy động được tổng cộng 2.300 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Trái phiếu doanh nghiệp: Mảng kém sáng của thị trường vốn
11:01, 31/08/2018
Trái phiếu Chính phủ tăng hạng lên mức Ba3
12:18, 13/08/2018
Trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế được phát hành thế nào?
21:17, 05/07/2018
Siết mua trái phiếu đảo nợ ngân hàng
11:23, 24/06/2018
160 triệu USD trái phiếu chuyển đổi của Novaland chính thức niêm yết trên SGX
12:04, 02/05/2018
Lại "nóng" chuyện phát hành trái phiếu doanh nghiệp
11:20, 19/04/2018
Hút vốn từ... trái phiếu xanh
19:00, 16/04/2018
Cụ thể, trái phiếu kỳ hạn 7 năm có 5 thành viên dự thầu, huy động được 100 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 3,90%/năm. Trái phiếu kỳ hạn 10 năm có 9 thành viên dự thầu, huy động được 1.600 tỷ đồng với lãi suất trúng thầu 4,50%/năm, tăng 0,02%/năm so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 25/7). Phiên thầu phụ kỳ hạn 10 năm gọi thầu 600 tỷ đồng, có 1 thành viên tham gia dự thầu, huy động được 600 tỷ đồng với lãi suất 4,50%/năm.
Trái phiếu tại các kỳ hạn 5 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm không được phân phối cho nhà đầu tư nào, dù lượng đăng ký mua trái phiếu tại đa phần các kỳ hạn đều vượt lượng chào bán. Như lượng chào mua trái phiếu kỳ hạn 5 năm cao gấp hơn 2 lần lượng phân phối, lãi suất đăng ký mua trong khoảng 3,6% - 5%, tuy nhiên hai bên mua - bán đã không đạt được mức lãi suất trúng thầu.
Như vậy tính từ đầu năm 2018, KBNN đã huy động được tổng cộng 92.301 tỷ đồng thông qua đấu thầu.
Hiện tỷ lệ nắm giữ TPCP của các NHTM từ mức 77% đầu năm 2016 đã giảm xuống còn 53,7% vào cuối năm 2017 (tương đương với các nước Singapore, Malaysia nhưng thấp hơn Thái Lan và Trung Quốc). Tỷ trọng đầu tư của các nhà đầu tư dài hạn tăng từ mức 23% đầu năm 2016 lên mức 46,3% vào cuối năm 2017.
Điểm nhấn đáng chú ý là trên thị trường, TPCP có đầy đủ các kỳ hạn trái phiếu chuẩn 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm. Ngoài các sản phẩm trái phiếu truyền thống trả lãi cố định, còn có trái phiếu không trả lãi định kỳ, trái phiếu có kỳ trả lãi linh hoạt, thực hiện các nghiệp vụ phát hành bổ sung trái phiếu ngay sau phiên đấu thầu, hoán đổi trái phiếu để tăng thanh khoản trên thị trường.
TS. Nguyễn Trí Hiếu- Chuyên gia tài chính ngân hàng khẳng định, việc gia tăng tỷ trọng trái phiếu kỳ hạn dài và đa dạng hóa cơ cấu nhà đầu tư là một trong những dấu hiệu chứng tỏ sự phát triển dần theo chiều sâu của thị trường TPCP Việt Nam. Bởi thông thường, tại các thị trường trái phiếu phát triển, cơ cấu nhà đầu tư tham gia thị trường khá cân bằng. Theo đó, tỷ trọng nắm giữ TPCP của các NHTM thường chỉ chiếm khoảng 20-30%, còn lại phân bổ tương đối đều cho các nhóm nhà đầu tư khác, đặc biệt là sự tham gia mạnh mẽ của các quỹ đầu tư.
Đặc biệt, các thông tin về giao dịch trái phiếu được sử dụng công khai để phục vụ việc lựa chọn trái phiếu của nhà đầu tư. Để hỗ trợ nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro, tăng cường giao dịch trên thị trường thứ cấp, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành đầy đủ khung pháp lý cho việc hình thành và phát triển thị trường dịch vụ xếp hạng tín nhiệm. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ xem xét cấp phép cho các công ty có đủ điều kiện triển khai dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, qua đó góp phần thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển.
Để thu hút các nhà đầu tư dài hạn và nhà đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành chính sách đầu tư của Bảo hiểm Xã hội theo hướng chuyên nghiệp; ban hành chính sách về Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện để vừa đa dạng hóa an sinh xã hội, vừa thu hút nguồn vốn dài hạn đầu tư vào TPCP.
Trong công tác điều hành, Bộ Tài chính phát hành đều đặn TPCP kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên cho các công ty bảo hiểm, trong đó riêng năm 2016 và 2017, Bộ Tài chính đã phát hành khoảng 10.000 tỷ đồng TPCP kỳ hạn 30 năm cho NĐT 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp bảo hiểm không có trụ sở tại Việt Nam.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 58/2012/NĐ-CP theo hướng không hạn chế đầu tư vào trái phiếu của nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, đơn giản hóa quy trình và thủ tục đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư trên thị trường vốn và thị trường trái phiếu.
Theo đó, các mục tiêu cụ thể đặt ra trong lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, nhằm đưa đưa dư nợ trái phiếu Chính phủ đạt khoảng 45% GDP vào năm 2020 và khoảng 65% GDP vào năm 2030, trong đó dư nợ thị trường TPCP, TPCP bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương đạt khoảng 38% GDP vào năm 2020 và khoảng 45% GDP vào năm 2030, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 7% GDP vào năm 2020 và khoảng 20% GDP vào năm 2030.